Abstract
Mục tiêu: Phân tích các đặc điểm của sử dụng kháng sinh có độc tính với thận trên bệnh nhân người lớn bỏng nặng điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Đối tượng và phương pháp: Mô tả hồi cứu bệnh án của 84 bệnh nhân bỏng nặng (độ tuổi từ 18 đến 60) được điều trị bằng colistin hoặc amikacin hoặc tobramycin hoặc vancomycin từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 12 năm 2020. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh độc tính thận được liệt kê như sau: Colistin (15,48%); amikacin (2,38%); tobramycin (72,62%); vancomycin (1,19%). Chế độ liều: Liều trung bình của colistin là 8,75 ± 1,21MUI và liều duy trì là 8,55 ± 1,36MUI/ngày (4,18mg/kg/ngày). Tobramycin là 232,62 ± 39,30mg/ngày; amikacin là 1000mg/ngày; vancomycin là 2,5 ± 0,71g/ngày. Số ngày điều trị trung bình là 8,88 ± 4,96 ngày (từ 3 đến 28 ngày). Phác đồ 2 kháng sinh thành công ở 60% số bệnh nhân (trong tổng số phác đồ 2 kháng sinh được sử dụng). Trong số phác đồ 2 kháng sinh, sự kết hợp tobramycin và piperacillin/tazobactam chiếm 33,33% số trường hợp thành công. Có 2 sự kết hợp kháng sinh đem lại hiệu quả như sau: Tobramycin và cefoperazone/sulbactam có 80% bệnh nhân thành công, trong khi đó, colistin và carbapenem có 72,73% số bệnh nhân thành công. Có 6 bệnh nhân xuất hiện AKI (tổn thương thận cấp) gồm có 5 bệnh nhân dùng tobramycin và 1 bệnh nhân dùng colistin. Tỷ lệ phần trăm diện tích bỏng chung của các bệnh nhân có AKI là 62,33%, và diện tích bỏng sâu của các bệnh nhân nói trên là 27%. Kết luận: Sử dụng kháng sinh độc tính thận trên bệnh nhân người lớn bỏng nặng tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác là hợp lý với bệnh nhân dùng tobramycin chiếm đa số (72,62%). Phác đồ kết hợp 2 kháng sinh được áp dụng phổ biến, trong đó có 1 kháng sinh độc tính thận. Có 5/6 trường hợp xuất hiện AKI (83,33%) có sử dụng tobramycin trong điều trị.
Publisher
108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences
Cited by
1 articles.
订阅此论文施引文献
订阅此论文施引文献,注册后可以免费订阅5篇论文的施引文献,订阅后可以查看论文全部施引文献