Abstract
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sốc nhiễm khuẩn có tỉ lệ tử vong cao. Phối hợp hệ thống PiCCO theo dõi điều trị sốc nhiễm khuẩn nhanh chóng đạt huyết áp mục tiêu, giảm suy cơ quan và tăng tỉ lệ sống còn. Nghiên cứu này nhằm (1) Xác định thời gian thoát sốc và tỉ lệ tử vong khi phối hợp kỹ thuật lọc máu liên tục và hồi sức huyết động sớm bằng theo dõi hệ thống PiCCO. (2) Xác định các yếu tố liên quan đến tử vong.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, tiến cứu. Tiến hành đo các chỉ số PiCCO trên 40 bệnh nhân tại các thời điểm T0, T1, T3, T12, T24, T48.
Kết quả: Thời gian thoát sốc chung là 27,8 ± 20,9 giờ, tỉ lệ tử vong tại bệnh viện là 32,5% và sau 30 ngày là 35%. Các yếu tố liên quan đến tử vong gồm xơ gan (p = 0,04), đái tháo đường (p = 0,03), lactate T0 ≥ 4 mmol/L (p = 0,03), ≥ 3 cơ quan suy (p = 0,03), APACHE II T48 ≥ 23 (p = 0,02), thở máy (p < 0,01), CI T0 < 3 L/phút/m2 (p = 0,01), SVRI T0 < 1200 DS/cm5/m2 (p < 0,01), PVPI T12 ≥ 3 (p = 0,04), EVLWI T0, T1, T3, T12, T24 ≥ 10 mL/kg (p < 0,05).
Kết luận: Thời gian thoát sốc ngắn và tỉ lệ tử vong giảm khi hồi sức sớm dưới sự theo dõi của hệ thống PiCCO ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Các chỉ số trên hệ thống PiCCO giúp tiên lượng nguy cơ tử vong. Từ khóa: PiCCO, Sốc nhiễm khuẩn.
ABSTRACT
Determining risk factors for death when early resuscitation of septic shock patients under monitoring by the PiCCO system
Background: Septic shock has high mortality rate. The early collaborating of the Pulse Contour Cardiac Output (PiCCO) system to monitor and treat septic shock quickly achieving target blood pressure can consequently reduce organ failure and increase survival rate. This study aims to determine time to vasopressor discontinuation and the mortality rate when combining CRRT and early hemodynamic resuscitation under monitoring by the PiCCO system, and explore the risk factors for death.
Methods: A prospective, interventional study. PiCCO parameters were measured on 40 patients with septic shock at T0, T1, T3, T12, T24, T48.
Results: The mean time to vasopressor discontinuation was 27,8 ± 20,9 hours. The in-hospital mortality rate was 32,5% and the 30 - day mortality rate was 35%. Risk factors for death included cirrhosis (p = 0,04), diabetes mellitus (p = 0,03), lactate at T0 ≥ 4 mmol/L (p = 0,03), multiple organ dysfunction ≥ 3 (p = 0,03), APACHE II score at T48 ≥ 23 (p =0,02), mechanical ventilation (p < 0,01), CI at T0 < 3 L/min/m² (p = 0,01), SVRI at T0 < 1200 DS/cm5/m² (p < 0,01), PVPI at T12 ≥ 3 (p = 0,04), and EVLWI at T0, T1, T3, T12, T24 ≥ 10 mL/kg (p < 0,05).
Conclusion: Time to vasopressor discontinuation was shorted, and mortality rate was reduced when resuscitating early with PiCCO system monitoring in patients with septic shock. Parameters on the PiCCO system help predict the risk of death. Keywords: PiCCO, Septic shock.