Abstract
Bột sấy phun cao chiết trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum (L.) DC.) là sản phẩm giàu polyphenol, có hoạt tính kháng oxy hóa và kháng đái tháo đường in vitro cao. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá động học của quá trình suy giảm hàm lượng polyphenol và hoạt tính sinh học của bột sấy phun cao chiết Trâm vỏ đỏ. Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện kích thích ở nhiệt độ 40 và 60°C, và độ ẩm tương đối là 75 và 90% trong 50 ngày. Kết quả cho thấy, tốc độ suy giảm hàm lượng polyphenol và hoat tính sinh học của bột sấy phun cao chiết Trâm vỏ đỏ phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm bảo quản. Bột sấy phun bảo quản ở điều kiện 40°C và độ ẩm tương đối thấp (75%) giữ được các hoạt tính sinh học ổn định hơn, với thời gian bán rã và suy giảm 90% hoạt tính lần lượt là 346,57 ngày và 1.151,29 ngày; hệ số nhiệt động (Q10) là 1,5 và năng lượng kích hoạt (Ea) là 35.125,4 J mol-1. Sự phân hủy của hàm lượng polyphenol tuân theo mô hình bậc nhất và hằng số phân hủy nằm trong khoảng 0,002 – 0,006 ngày−1.
Reference17 articles.
1. Cassol, L., & Noreña, C. P. Z. (2021). Microencapsulation and accelerated stability testing of bioactive compounds of Hibiscus sabdariffa. Journal of Food Measurement and Characterization, 15(2), 1599-1610. https://doi.org/10.1007/s11694-020-00757-x
2. Hogan, S., Zhang, L., Li, J., Sun, S., Canning, C., & Zhou, K. (2010). Antioxidant rich grape pomace extract suppresses postprandial hyperglycemia in diabetic mice by specifically inhibiting alpha-glucosidase. Nutrition & Metabolism, 7(1), 71. https://doi.org/10.1186/1743-7075-7-71
3. Kechinski, C. P., Guimarães, P. V. R., Noreña, C. P. Z., Tessaro, I. C., & Marczak, L. D. F. (2010). Degradation kinetics of anthocyanin in blueberry juice during thermal treatment. Journal of Food Science, 75(2), 173-176. https://doi.org/10.1111/j.1750-3841.2009.01479.x
4. Kuck, L. S., Wesolowski, J. L., & Noreña, C. P. Z. (2017). Effect of temperature and relative humidity on stability following simulated gastro-intestinal digestion of microcapsules of Bordo grape skin phenolic extract produced with different carrier agents. Food Chemistry, 230, 257-264. https://doi.org/10.1016/j.foodchem.2017.03.038
5. Kwon, Y.I. I., Vattem, D. A., & Shetty, K. (2006). Evaluation of clonal herbs of Lamiaceae species for management of diabetes and hypertension. Asia pacific journal of clinical nutrition, 15(1), 107.