Abstract
Tiết kiệm qua các kênh chính thức là lựa chọn ưu tiên đối với cư dân nông thôn ưa thích sự an toàn và khả năng sinh lợi ổn định. Ngược lại, việc lựa chọn các kênh tiết kiệm không chính thức có thể hứa hẹn lãi suất cao hơn nhưng hàm chứa nhiều rủi ro hơn. Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn khám phá ảnh hưởng của hiểu biết tài chính cá nhân tới xác suất lựa chọn tiết kiệm qua các kênh chính thức nhằm đưa ra các hàm ý và khuyến nghị giúp thúc đẩy người dân nông thôn sử dụng các hình thức tiết kiệm an toàn và có hiệu quả. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu khảo sát bằng bảng hỏi trực tuyến cấu trúc với kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất thuận tiện được thực hiện với 931 đáp viên, sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, phân tích sự khác biệt giá trị trung bình và hồi quy Binary Logistic. Các phát hiện nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình đánh giá các khía cạnh hiểu biết tài chính cá nhân giữa các nhóm đáp viên phân theo các tiêu chí xã hội học. Xác suất tiết kiệm qua các kênh chính thức chịu tác động thuận chiều của các yếu tố sắp xếp theo thứ tự quan trọng lần lượt là “Kiến thức tài chính”, “Hành vi tài chính”, “Nhóm tuổi” và “Thu nhập”, đồng thời chịu tác động ngược chiều từ “Kỹ năng tài chính”. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các hàm ý quản lý tài chính cá nhân và các khuyến nghị chính sách nhằm tăng cường hiểu biết tài chính, thúc đẩy người dân khu vực nông thôn sử dụng các kênh tiết kiệm chính thức, góp phần phát triển tiếp cận tài chính toàn diện ở khu vực nông thôn Việt Nam một cách bền vững.
Reference10 articles.
1. Abd Rahman, I., Rusli, M. A., Othman, A. S., & Aziz, A. (2020). Financial Literations of public sector employment: Issues and Challenges. Advanced International Journal of Banking, Accounting and Finance, 2(3), 13-25. https://doi.org/10.35631/AIJBAF.23002
2. Anh, K. T., Anh, N., Thương, N. T. T., Nhàn, N. T. T., & Lâm, H. N. S. (2018). Một số vấn đề về dân trí tài chính tại vùng nông thôn Việt Nam. Kinh tế Việt Nam năm 2018 và Triển vọng năm 2019: Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng.
3. Dewi, V., Febrian, E., Effendi, N., & Anwar, M. (2020). Financial Literacy among the Millennial Generation: Relationships between Knowledge, Skills, Attitude, and Behavior. Australasian Business, Accounting & Finance Journal, 14(4), 24-37. https://doi.org/10.14453/aabfj.v14i4.3.
4. Grable, J. E. (1998). Investor risk tolerance: Testing the efficacy of demographics as differentiating and classifying factors. Journal of Financial Counseling and Planning.
5. J.Huston, S. (2010). Measuring Financial Literacy. Journal of Consumer Affairs, 44(2), 296-316.