Affiliation:
1. Trường Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ
2. Trường Đại học Văn Hiến
Abstract
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của thái độ đối với rủi ro đến quyết định sử dụng dịch vụ ví điện tử của người dân tại Thành phố Cần Thơ. Dữ liệu từ 199 đáp viên có sử dụng và không có sử dụng ví điện tử được khảo sát từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2022. Trong đó, thái độ đối với rủi ro của người dân được đo lường bằng trò chơi thực nghiệm. Mô hình hồi quy Binary Logistics được sử dụng nhằm ước lượng ảnh hưởng của hiểu biết và thái đô đối với rủi ro đến quyết định sử dụng ví điện tử của đáp viên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng đáp viên có thái độ ưa thích rủi ro sẽ có khả năng quyết định sử dụng ví điện tử cao hơn nhóm e ngại và bàng quan với rủi ro (P < 0,1). Ngoài ra, hiểu biết về rủi ro có thể gặp phải trong thanh toán ví điện tử và thu nhập cũng được tìm thấy là yếu tố làm xác suất quyết định sử dụng ví điện tử của đáp viên cao hơn (P < 0,5). Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số giải pháp và hàm ý quản trị đã được đề xuất bao gồm xây dựng các gói bảo hiểm an toàn thanh toán điện tử, tăng cường bảo mật và đảm bảo quyền lợi của người dùng, gia tăng tiện ích của dịch vụ, phát triển sản phẩm theo từng nhóm đối tượng khách hàng nhằm phát triển của các phương thức thanh toán qua ví điện tử nói riêng và thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.
Reference29 articles.
1. Ackert, L. F., & Deaves, R. (2010). Behavioral finance: Psychology, decision making and markets. United States: Boston. MA: Cengage Learning.
2. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organization behavior and human decision, 50(2), 179-211.
3. Amoroso, D. L., & Magnier-Watanabe, R. (2012). Building a research model for mobile wallet consumer adoption: the case of mobile Suica in Japan. Journal of Theoretical and Applied Electronic Commerce Research, 7(1), 94-110.
4. Biên, Đ. N. (2020). Các nhân tố tác động tới sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ Ví điện tử. Tạp chí Tài chính, 732, 53-56.
5. Boholm, A. (1998). Comparative studies of risk perception: a review of twenty years of research. Journal of risk research, 1(2), 135-163.