Abstract
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là một thách thức cho y tế trên toàn thế giới bởi vì đó là một bệnh lý phổ biến liên quan đến các bệnh lý tim mạch và rối loạn lipid máu. Mục tiêu: Nghiên cứu thử nghiệm độc tính cấp - độc tính bán trường diễn và tác dụng điều hòa lipid máu- huyết áp của cốm phối hợp từ các dược liệu Ngưu tất, Mạch môn, rễ Nhàu, Sinh địa, Đỗ trọng (Cốm Kiện toàn áp, gọi tắt là KTA). Phương pháp: Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn được thực hiện theo Hướng dẫn của Quyết định số 141/QĐ-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế. Nghiên cứu đánh giá tác dụng điều hòa huyết áp trên mô hình gây tăng huyết áp bởi cortisone và uống nước muối trường diễn; thử nghiệm tác dụng điều hòa lipid máu trên mô hình gây tăng lipid máu bởi Tyloxapol. Kết quả: KTA không có độc tính ở liều Dmax= 15.45 g/kg. KTA (1.88 g/kg- 2.88 g/kg) không gây ảnh hưởng đến các thông số sinh hóa, công thức máu, cấu trúc chung của gan- tim- thận. KTA không ảnh hưởng đến huyết áp, nồng độ triglyceride, cholesterol toàn phần, HDL-C và LDL-C chuột bình thường; thể hiện tác dụng điều hòa huyết áp trở về mức bình thường tương tự captopril trên mô hình gây tăng huyết áp bởi cortisone và uống nước muối trường diễn. Kết luận: Chế phẩm dạng cốm được phối hợp từ các dược liệu Ngưu tất, Mạch môn, rễ Nhàu, Sinh địa, Đỗ trọng (KTA) có tính an toàn và thể hiện tác dụng điều hòa huyết áp - lipid máu trên mô hình thực nghiệm.
Publisher
Hong Bang International University
Reference18 articles.
1. [1] P. M. Kearney, M. Whelton, K. Reynolds, P. Muntner, P. K. Whelton and J. He, “Global burden of hypertension: analysis of worldwide data,” The lancet, 365, 9455, pp 217-223, 2005.
2. [2] M. Banach, S. Surma and P. P. Toth, “Endorsed by the International Lipid Expert Panel (ILEP). 2023: The year in cardiovascular disease - the year of new and prospective lipid lowering therapies. Can we render dyslipidemia a rare disease by 2024?,” Archives of Medical Science, 19,6, pp 1602-1615, 2023.
3.
[3] Đỗ Huy Bích và cs., Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập II, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 216-445, 2004.
4.
[4] Trần Đáng, Thực phẩm chức năng, Nhà xuất bản Y học, 1007 – 1009, 2017.
5.
[5] Đỗ Huy Bích và cs., Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập I, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 800 – 807, 2006.