Abstract
Dưa leo đơn tính cái là loại cây thích hợp trồng trong nhà màng, giống này không cần thụ phấn vẫn đậu quả, năng suất cao hơn giống Dưa leo trồng ngoài đồng ruộng từ 2-3 lần, trồng Dưa leo đơn tính cái mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn cho người sử dụng (trồng trong nhà màng nên hạn chế được thuốc bảo vệ thực vật). Qua chọn lọc phả hệ từ các giống Dưa leo đơn tính cái F1 nhập nội, các dòng Dưa leo được làm thuần bằng cách tự thụ phấn cưỡng bức (sử dụng bạc nitrat để tạo hoa đực) đến thế hệ thứ chín, các dòng ưu tú nhất được chọn để đánh giá đặc tính nông học trong điều kiện nhà màng, nhằm tìm ra những dòng có các tính trạng tốt và phù hợp dùng làm bố mẹ để lai tạo ra các tổ hợp lai F1. Các dòng được khảo nghiệm qua ba vụ, cho thấy tám dòng Dưa leo có những tính trạng khác nhau: màu quả xanh (5 dòng: DL01, 02, 04, 05, 06), màu quả xanh đậm (3 dòng: DL03, 07, 08); quả dài hơn 15.8cm (3 dòng: DL01, 03, 04), quả dài nhỏ hơn 15.8cm (5 dòng: DL02, 05, 06, 07, 08); số quả/cây hơn 27.5 quả (2 dòng: DL07, 08), số quả/cây ít hơn 27.5 quả (6 dòng: DL01, 02, 03, 04, 05, 06); khối lượng trung bình quả lớn hơn 88.8g (2 dòng: DL01 và DL03, trong đó dòng DL01 có khối lượng quả lớn nhất 107.2g), khối lượng quả nhỏ hơn 88.8g (6 dòng, dòng DL08 có khối lượng quả nhỏ nhất 36.2g); năng suất của các dòng từ 31.76 đến 35.78 tấn/ha, trong đó dòng DL06 có năng suất cao nhất (35.78 tấn/ha) và dòng DL05 có năng suất thấp nhất (31.76 tấn/ha); dòng DL02 có tỷ lệ bệnh sương mai thấp nhất (34.7%) và dòng DL03 có tỷ lệ bị bệnh phấn trắng thấp nhất (18.7%).
Publisher
Hong Bang International University
Reference18 articles.
1.
[1] Trần Khắc Thi và Ngô Thị Hạnh, 2005. Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của các giống Dưa leo (Cucumis sativus L.) sử dụng cho chế biến. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về Rau, Hoa, Quả và Dâu Tằm giai đoạn 2001-2005. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp, 2005.
2.
[2] Dhall R. K., “Punjab Kheera-1: A new variety of parthenocarpic cucumber for polynet house cultivation”, Vegetable Science, 46(1&2), 135-138, 2019.
3. [3] Dhall R. K., “Punjab Kheera Hybrid-11 (PKH-11): A new hybrid of parthenocarpic gynoecious cucumber (Cucumis sativus L.) for poly-net house cultivation”, Vegetable Science, 48(2), 242-245, 2021.
4.
[4] Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi. Rau và trồng rau. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp, 1996.
5.
[5] Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang. Chọn giống cây trồng phương pháp truyền thống và phân tử. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp TP. HCM, 2007.