Abstract
Trầm cảm là một trong những hội chứng lão khoa thường gặp với tỷ lệ hiện mắc ở nhóm bệnh nhân bệnh thận mạn đang được điều trị thay thế thận cao hơn so với nhóm bệnh nhân chưa có chỉ định điều trị thay thế. Bệnh viện Thống Nhất là một trung tâm lão khoa toàn diện của miền Nam với số lượng bệnh nhân điều trị thay thế thận ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước tập trung khảo sát trầm cảm trên nhóm bệnh nhân suy thận cao tuổi vẫn còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh thận mạn đang được điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc tại bệnh viện Thống Nhất. 150 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nhận vào xin đồng thuận tham gia, tiến hành đánh giá trầm cảm dựa trên bảng điểm GDS-15, và phân tích mối liên quan giữa trầm cảm (GDS-15 trên 5 điểm) và các yếu tố lâm sàng bao gồm đặc điểm dân số học, đặc điểm bệnh kèm theo và phương pháp điều trị. Chúng tôi ghi nhận tình trạng góa hoặc ly dị làm tăng nguy cơ trầm cảm gấp 5.8 lần so với bệnh nhân có vợ hoặc chồng (p = 0.0001), và chưa nhận thấy mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm với tuổi, giới tính, tình trạng việc làm, trình độ học vấn, nơi sinh sống và tình trạng sở hữu bảo hiểm y tế, tình trạng đa bệnh nền, đa thuốc, và phương pháp điều trị thay thế thận.
Publisher
Hong Bang International University
Reference16 articles.
1. [1] A. T. M. Dao, V. T. Nguyen, H. V. Nguyen, and L. T. K. Nguyen, “Factors Associated with Depression among the Elderly Living in Urban Vietnam,” BioMed Res. Int., vol. 2018, p. e2370284, Nov. 2018, doi: 10.1155/2018/2370284.
2. [2] S. S. Hedayati et al., “Death or hospitalization of patients on chronic hemodialysis is associated with a physician-based diagnosis of depression,” Kidney Int., vol. 74, no. 7, pp. 930–936, Oct. 2008, doi: 10.1038/ki.2008.311.
3. [3] N. A. Goto et al., “Geriatric Assessment in Elderly Patients with End-Stage Kidney Disease,” Nephron Clin. Pract., vol. 141, no. 1, pp. 41–48, Jan. 2019, doi: 10.1159/000494222.
4. [4] F. Farrokhi, N. Abedi, J. Beyene, P. Kurdyak, and S. V. Jassal, “Association between depression and mortality in patients receiving long-term dialysis: a systematic review and meta-analysis,” Am. J. Kidney Dis. Off. J. Natl. Kidney Found., vol. 63, no. 4, pp. 623–635, Apr. 2014, doi: 10.1053/j.ajkd.2013.08.024.
5.
[5] J. I. S. Yesavage Jerome A., “Geriatric Depression Scale (GDS): Recent Evidence and Development of a Shorter Version,” in Clinical Gerontology, Routledge, 1986.