Author:
Võ Thị Lê Nguyên Võ Thị Lê Nguyên,Trần Thúy Hồng Trần Thúy Hồng,Lê Ánh Hồng Lê Ánh Hồng,Lâm Kim Triển Lâm Kim Triển,Trương Cúc Anh Trương Cúc Anh
Abstract
Cô lặp răng bằng đê cao su có thể được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật, nhưng chưa tìm thấy nghiên cứu nào trong y văn đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật này. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả cô lập giữa các kỹ thuật đặt đê cao su nha khoa khác nhau. Nghiên cứu thực nghiệm 4 kỹ thuật đặt đê cao su với 6 tình huống cô lập trên đầu mô hình. Sau khi đặt đê, 10mL nước được bơm lên bề mặt đê, lượng nước còn lại được ghi nhận sau 5 phút. Kết quả cho thấy rò rỉ nhiều nhất khi cô lập có liên quan đến răng cối lớn, tiếp đến là răng cối nhỏ và ít nhất là răng cửa. Kỹ thuật đặt đê cao su trước khi đặt móc giữ đê có mức rò rỉ thấp nhất, lượng nước còn lại trên đê sau 5 phút là 10mL (Q1 = 9.4; Q3 = 10); kế đến lần lượt là kỹ thuật đặt đê cao su và móc giữ đê cùng lúc; kỹ thuật đặt đê cao su, móc giữ đê và khung căng đê cùng lúc; và kỹ thuật đặt đê cao su sau khi đặt móc giữ đê có mức rò rỉ cao nhất với lượng nước còn lại trên đê là 5.7mL và Q1 = 1.1; Q3 = 9.8 (P < 0.01). Kết luận: Mức độ rò rỉ thấp nhất khi thực hiện kỹ thuật đặt đê cao su trước khi đặt móc giữ đê và các cô lập ở vùng răng cửa hàm trên. Rò rỉ cao nhất khi đặt đê cao su sau khi đặt móc giữ đê và các cô lập có liên quan đến răng cối lớn.
Publisher
Hong Bang International University