Abstract
Đặt vấn đề: Đái tháo đường là bệnh mãn tính khá phổ biến trong thời gian gần đây và ngày càng nhiều ở giới trẻ. Một số dược liệu cho thấy khả năng hỗ trợ làm hạ đường huyết như Đậu biếc hay Bụp giấm, ngoài ra còn có cây trà Yok – đôn là loài cây mới được phát hiện ở Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy tiềm năng của các dược liệu này với tác dụng hạ đường huyết hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Mục tiêu nghiên cứu: Thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính hạ đường huyết in -vitro bằng phương pháp ức chế enzyme α-glucosidase của 3 dược liệu Bụp giấm, Đậu biếc, Trà Yok – đôn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: đài hoa Bụp giấm, hoa Đậu biếc, hoa Trà Yok – đôn. Phương pháp Ciuley cải tiến để xác định sơ bộ thành phần hóa học và phương pháp ức chế enzyme α-glucosidase. Kết quả: Thành phần hóa học của 3 dược liệu .Ức chế α-glucosidase cao nhất là Bụp giấm (IC50 là 1.22 ± 0.04 μg/mL), tiếp theo hoa Trà Yok-đôn (IC50 là 94.52 ± 7.75 μg/mL), và cuối cùng là hoa Đậu biếc (IC50 > 256 μg/mL). Kết luận: Đài hoa Bụp giấm (Hibiscus sabdariffa), hoa Đậu biếc (Clitoria ternatea) và hoa trà Yok – đôn (Camellia yokdonensis) có hoạt tính ức chế α-glucosidase được xác định.
Publisher
Hong Bang International University
Reference11 articles.
1.
[1] WHO, Bệnh đái tháo đường ở Việt Nam [Trực tuyến] https://www.who.int/vietnam/vi/health-topics/diabetes, Truy cập 1/11/2023
2. [2] Kooti, W., Farokhipour, M., Asadzadeh, Z., Ashtary-Larky, D., & Asadi-Samani, M. “The role of medicinal plants in the treatment of diabetes: a systematic review.” Electronic physician, 8(1), 1832–1842, 2016.
3. [3] Bule M, Albelbeisi AH, Nikfar S,. “The antidiabetic and antilipidemic effects of Hibiscus sabdariffa: A systematic review and meta-analysis of randomized clinical trials.” Food Res Int. 130,108980, 2020.
4. [4] Chintha Lankatillake;Shiqi Luo;Matthew Flavel; (2021). “Screening natural product extracts for potential enzyme inhibitors: protocols, and the standardisation of the usage of blanks in α-amylase, α-glucosidase and lipase assays” . Plant Methods, 17, 3, 2021.
5.
[5] Đ. H. Bích, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2006.