Abstract
Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nồng độ HbA1c giúp dự đoán tiên lượng ở bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành. Tuy nhiên, ý nghĩa tiên lượng của nồng độ HbA1c ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích xác định mối liên quan giữa mức HbA1c lúc nhập viện và các biến cố tim mạch nội viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Mục tiêu: Xác định nồng độ HbA1c và mối liên quan giữa HbA1c với một số đặc điểm trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu trên 100 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, nhập viện tại khoa Nội tim mạch, Tim mạch can thiệp từ tháng 06/2023 đến tháng 10/2023. Kết quả: Nồng độ trung vị HbA1c = 5.35% (4.8% - 6.3%), nồng độ tăng HbA1c > 6.5% chiếm tỷ lệ (57%). Tăng nồng độ HbA1c không phụ thuộc vào eGFR, BMI, thang điểm GRACE nội viện, nhưng có mối liên quan giữa tỷ lệ tăng HbA1c > 6.5% với biến cố tim mạch nội viện, tỷ lệ tăng huyết áp và tần số tim lúc nhập viện. Kết luận: Trong nghiên cứu này, nồng độ HbA1c có trung vị 5.35% (tứ phân vị: 4.8% - 6.3%), thấp hơn so với một số nghiên cứu khác trên thế giới; HbA1c không phụ thuộc vào eGFR, BMI, điểm GRACE nội viện, nhưng có mối liên quan giữa tỷ lệ tăng HbA1c > 6.5% với biến cố tim mạch nội viện, tỷ lệ tăng huyết áp và tần số tim lúc nhập viện. Nhóm bệnh nhân có xuất hiện biến cố tim mạch gộp bao gồm suy chức năng thất trái, rối loạn nhịp tim, tử vong có tỷ lệ tăng HbA1c cao hơn ở nhóm còn lại.
Publisher
Hong Bang International University
Reference15 articles.
1. [1] R. C. Turner, H. Millns, H. A. Neil et al., "Risk factors for coronary artery disease in non-insulin dependent diabetes mellitus: United Kingdom Prospective Diabetes Study (UKPDS: 23),"Bmj, Vol. 316, No. 7134, pp. 823-8, Mar 14 1998, doi: 10.1136/bmj.316.7134.823.
2.
[2] B. Ibanez, S. James, S. Agewall et al., "2017 ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation: The Task Force for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC)," European Heart Journal, Vol.39, No. 2, pp. 119-177, 2017, doi: 10.1093/eurheartj/ehx393.
3. [3] M. Cakmak, N. Cakmak, S. Cetemen et al., "The value of admission glycosylated hemoglobin level in patients with acute myocardial infarction," Can J Cardiol, Vol. 24, No. 5, pp. 375-8, May 2008, doi: 10.1016/s0828-282x(08)70600-7.
4. [4] A. V. Chobanian, G. L. Bakris, H. R. Black et al., "Seventh report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure," Hypertension, Vol. 42, No. 6, pp. 1206-52, Dec 2003, doi: 10.1161/01.HYP.0000107251.49515.c2.
5. [5] T. Teramoto, J. Sasaki, S. Ishibashi et al., "Diagnostic Criteria for Dyslipidemia," Journal of atherosclerosis and thrombosis, Vol. 20, 07/26 2013, doi: 10.5551/jat.17152.