Abstract
Đặt vấn đề: Tinh dầu hương nhu tía và thành phần eugenol từ tinh dầu hương nhu (Ocimum tenuiflorum L. hay Ocimum sanctum L.) có nhiều ứng dụng trong dược, mỹ phẩm. Eugenol có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và nhiều dược tính khác, được sử dụng làm hoạt chất chính trong nhiều sản phẩm dược. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm phát triển một phương pháp đơn giản, độ tin cậy cao để định lượng eugenol trong tinh dầu hương nhu tía bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Tiến hành thẩm định quy trình định lượng: tính tương thích hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ đúng và độ chính xác. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tinh dầu hương nhu tía thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước từ cây được thu hái tại Vườn bảo tồn Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh sau đó tiến hành định lượng eugenol trong tinh dầu với điều kiện sắc ký: HPLC Shimadzu Prominence-i LC-2030, Cột sắc ký: Shimadzu C18 (250 x 4.6 mm, 5 µm). Dung môi pha động: methanol : nước (80:20, tt/tt), kiểu rửa giải: đẳng dòng, tốc độ dòng: 1.0 mL/phút, thể tích tiêm mẫu: 20 µl, bước sóng phát hiện: 281 nm. Kết quả: Tính tuyến tính của phương pháp đạt trong khoảng nồng độ 2.25 - 50µg/mL. Giới hạn phát hiện (LOD) là 0.112 µg/mL, giới hạn định lượng (LOQ) là 0.370 µg/mL. Độ đúng của phương pháp được xác định bằng % tỷ lệ phục hồi trong khoảng: 98.3 - 101.8%. Độ chính xác có RSD% = 0.56%. Hàm lượng eugenol trong tinh dầu là 84.7%. Kết luận: Các kết quả khảo sát đều đạt yêu cầu về các chỉ tiêu tính tương thích hệ thống, tính đặc hiệu, tính tuyến tính, độ đúng, độ chính xác. Phương pháp này có thể áp dụng để xác định hàm lượng eugenol trong tinh dầu hương nhu tía.
Publisher
Hong Bang International University
Reference12 articles.
1. [1] A. K. Shasany, "The Holy Basil (Ocimum sanctum L.) and its Genome," Indian Journal of History of Science, vol. 51, no. 2.2, pp. 343-350, 2016.
2. [2] H. Kabuto, M. Tada and M. Kohno, "Eugenol [2-Methoxy-4-(2-propenyl) phenol] Prevents 6-Hydroxydopamine-Induced Dopamine Depression and Lipid Peroxidation Inductivity in Mouse Striatum," Biological and Pharmaceutical Bulletin, vol. 30, no. 3, pp. 423-427, 2007.
3. [3] M. Ulanowska and B. Olas, "Biological Properties and Prospects for the Application of eugenol - A Review," International Journal of Molecular Sciences, vol. 22, no. 7, pp. 3671, 2021.
4.
[4] V. T. T. Tuyền, N. T. M. Biên, “Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh của tinh dầu hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) ở Bình Định”, Tạp chí Khoa học Trường Đại Học Quy Nhơn, pp. 83-90, 2019.
5. [5] S.M. Yun, M.H. Lee, K.J. Lee, H.O. Ku, S.W. Son, Y.S. Joo, “Quantitative analysis of eugenol in clove extract by a validated HPLC method”, J AOAC Int, 93(6), pp.1806-10, 2010.