Abstract
Đặt vấn đề: Thuốc kem kháng viêm là một dạng bào chế thông dụng, tác động tại chỗ, ít tác dụng phụ và hiệu quả cao. Nọc bò cạp đã được chứng minh có hiệu quả tác động giảm, đau kháng viêm, kháng ung thư... Tuy nhiên, chưa có cơ sở nào công bố việc nghiên cứu đưa nọc bò cạp vào dạng chế phẩm. Do đó, nghiên cứu bào chế công thức kem bôi da chứa 0.16% nọc bò cạp Heterometrus laoticus để làm phong phú sản phẩm giảm đau, kháng viêm trên thị trường. Mục tiêu nghiên cứu: Tối ưu hóa và bào chế công thức kem bôi da dựa trên ứng dụng phần mềm Design Expert và phần mềm BC Pharsoft. Phương pháp: Kem bôi da chứa 0.16% nọc bò cạp được điều chế bằng phương pháp phân tán nóng bằng máy khuấy cơ. Thăm dò và thiết kế công thức tối ưu bằng phần mềm Design Expert với mô hình D-Optimal, Kem bào chế được đánh giá về thể chất, độ dàn mỏng, kích thước giọt dầu. Dự đoán và kiểm chứng công thức tối ưu về tính đồng nhất qua 3 lô sản xuất, mỗi lô có khối lượng 1000g. Kết quả: Công thức tối ưu gồm 0.16% nọc bò cạp, 10% methyl salicylat, 5% menthol, 6.77% dầu parafin, 0.85% cetyl alcohol, 1.69% stearyl alcohol, 1.69% sápong trắng, 2% poloxamer 407, 2.8% Emulgade®, 1% benzyl alcol, 0.1% BHT, 10% propylen glycol, nước cất vừa đủ 100%, được bào chế bằng phương pháp phân tán nóng. Chế phẩm đồng nhất về công thức và quy trình qua kiểm chứng 3 lô, cỡ lô 1000g. Sản phẩm trắng mịn, bóng mượt, pH 6.4, độ dàn mỏng (1g/25cm2), kích thước giọt dầu dưới 3 µm. Kết luận: Kem bôi da chứa 0.16% nọc bò cạp đã được nghiên cứu thành công trên quy mô phòng thí nghiệm, có độ bền vật lý cao. Chế phẩm hứa hẹn là một sản phẩm có tiềm năng, mở ra nhiều triển vọng phát triển sản xuất trên quy mô công nghiệp.
Publisher
Hong Bang International University
Reference9 articles.
1. [1] P. Valverde, T. Kawai, and M. A. Taubman, "Selective blockadeof voltage-gated potassium channels reduces inflammatory bone resorption in experimental periodontal disease," J Bone Miner Res, vol. 19, no. 1, pp. 155-64, 2004.
2.
[2] L. Soroceanu, Y. Gillespie, M. B. Khazaeli, and H. Sontheimer, "Useof chlorotoxin for targetingof primary brain tumors," Cancer Res, vol. 58, no. 21, pp. 4871-9, 1998.
3. [3] T. V. Tran et al., "Anticoagulant activityof low-molecular weight compounds from Heterometrus laoticus scorpion venom," Toxins (Basel), vol. 9, no. 11, 2017.
4.
[4] Trần Vũ Thiên, Nguyễn Thị Thùy Trang, Võ Phùng Nguyên, Nguyễn Đức Tuấn, Nguyễn Trung Kiên, Phạm Nguyên Đông Yên, Hoàng Ngọc Anh, "Khảo sát tác động kháng viêm và giảm đau của chế phẩm kem bôi da chứa nọc bò cạp Heterometrus laoticus," Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 21, số 1, 2017.
5. [5] A. N. Hoang et al., "Vietnamese Heterometrus laoticus scorpion venom: Evidence for analgesic and anti-inflammatory activity and isolationof new polypeptide toxin actingon Kv1.3 potassium channel," Toxicon, vol. 77, pp. 40-8, 2014.