Abstract
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và nhu cầu hỗ trợ chăm sóc tại nhà của người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) được điều trị bằng phương pháp nút mạch hóa chất tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 2023 nhằm xây dựng quy trình chăm sóc liên tục cho người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan điều trị bằng phương pháp nút mạch hóa chất ( TACE) sau khi xuất viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu cỡ mẫu 139 người bệnh UTBMTBG đang điều trị nội trú tại khoa U gan Bệnh viện Chợ Rẫy Tp. Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 8 năm 2023 bằng phương pháp TACE được phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Triệu chứng thường gặp của 139 người bệnh được ghi nhận sau điều trị TACE là đau chiếm tỷ lệ cao nhất (72.66%), lần lượt các triệu chứng khác cũng chiếm tỉ lệ mệt mỏi (58.27%); chán ăn (46.76%); sốt (38.85%); táo bón (36.69%), rối loạn giấc ngủ (28.78%), ngoài ra các triệu chứng buồn nôn (18.71%), nôn (13.67%). Nhóm ghi nhận điểm đau trung bình là 2.91 (± 0.78) điểm, nhiệt độ khi sốt trung bình được ghi nhận là 37.8 (± 0.43) độ C, số lần nôn trung bình là 3.79 (± 2.07) lần. Nghiên cứu cho thấy nhu cầu hỗ trợ chăm sóc của người bệnh được xem xét qua 10 nhu cầu, trong đó nhu cầu được động viên, khích lệ từ những thành viên trong gia đình là có tỷ lệ cao nhất 73.38%. Tiếp theo có tỷ lệ lần lượt là là nhu cầu khi đau (46.0%), nhu cầu khi gặp khó khăn đi lại (35.25), nhu cầu khi sốt (33.81%); nhu cầu khi cần tư vấn về dinh dưỡng (32.37%), nhu cầu hỗ trợ khi buồn nôn, nôn (27.34%), nhu cầu hỗ trợ điều trị từ các bác sĩ/ điều dưỡng có chuyên môn cao (26.62%), nhu cầu nhận hỗ trợ để tự chăm sóc được bản thân (26.62%), nhu cầu hỗ trợ khi táo bón (21.58%), nhu cầu cần hỗ trợ khi người bệnh khó ngủ, mất ngủ (17.99%). Kết luận: Đặc điểm lâm sàng người bệnh sau TACE trong nghiên cứu ghi nhận kết quả tỷ lệ đau chiếm khá cao (72.66%) trong các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, sốt, táo bón, nôn, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ. Nhu cầu hỗ trợ, chăm sóc của người bệnh UTBMTBG sau đợt điều trị TACE được xuất viện về nhà rất đa dạng và cần thiết. Chúng ta cần xây dựng một quy trình chăm sóc liên tục nhằm giảm mất kết nối giữa người bệnh và bệnh viện.
Publisher
Hong Bang International University
Reference10 articles.
1. [1] H. Sung et al., "Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries," (in E), CA Cancer J Clin, vol. 71, no. 3, pp. 209-249, May 2021.
2.
[2] N. Đ. S. Huy and N. N. Trinh, "Ghi nhận ung thư biểu mô tế bàNguyêo gan tại Khoa U gan Bệnh viện Chợ Rẫy 2010-2021," (in v), Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy, 2022.
3. [3] H. Lu, C. Zheng, B. Liang, and B. Xiong, "Efficacy and safety analysis of dexamethasone-lipiodol emulsion in prevention of post-embolization syndrome after TACE: a retrospective analysis," (in eng), BMC Gastroenterol, vol. 21, no. 1, p. 256, Jun 11 2021.
4. [4] C. Vila et al., "Advanced breast cancer clinical nursing curriculum: review and recommendations," (in eng), Clin Transl Oncol, vol. 19, no. 2, pp. 251-260, Feb 2017.
5.
[5] N. T. H. Phương and B. T. Quyên, "Hoạt động chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021," (in v), Tạp chí Y Dược học, vol. 43, pp. 56-64, 02/15 2022.