ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ KẾT QUẢ SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT CỦA THIÊN NIÊN KIỆN NAM BỘ (HOMELOMENA COCHINCHINENSIS ENGL., ARACEAE)
-
Published:2024-05-24
Issue:
Volume:
Page:299-307
-
ISSN:2615-9686
-
Container-title:Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
-
language:
-
Short-container-title:HIUJS
Author:
Nguyễn Thị Xuân Thu Nguyễn Thị Xuân Thu, Nguyễn Đông Nhi Nguyễn Đông Nhi, Phó Thụy Phương Linh Phó Thụy Phương Linh, Nguyễn Thị Thiên Quỳnh Nguyễn Thị Thiên Quỳnh, Võ Thị Bạch Tuyết Võ Thị Bạch Tuyết, Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thu HươngORCID
Abstract
Đặt vấn đề: Thiên niên kiện Nam Bộ (Homalomena cochinchinensis) thuộc chi Homalomena, đã được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp nhưng có ít nghiên cứu về loài này, đặc biệt là dữ liệu để phân biệt các loài cùng chi. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích đặc điểm thực vật và sơ bộ thành phần hóa thực vật của loài Thiên niên kiện Nam Bộ (TNKNB). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: TNKNB (thu mẫu tại Bà Rịa – Vũng Tàu) được phân tích các đặc điểm hình thái, giải phẫu, soi bột dược liệu và sơ bộ phân tích thành phần hóa thực vật bằng phương pháp Ciuley cải tiến. Kết quả: Thân rễ và lá có mùi hương đặc trưng và vị cay. Dữ liệu vi phẫu cho thấy: Thân rễ có nhiều ống tiết tinh dầu và tinh thể calci oxalat hình kim tụ thành bó hay hình cầu gai nằm rải rác; Lá có nhiều bó libe gỗ kèm theo đám mô cứng và tinh thể calci oxalat hình kim tụ thành bó, phiến lá có lỗ khí kiểu song bào. Sơ bộ phân tích thành phần hóa thực vật cho thấy có tinh dầu, saponin, anthranoid, coumarin, tannin. Kết luận: Kết quả nghiên cứu là công bố đầu tiên về đặc điểm giải phẫu của TNKNB, góp phần cung cấp dữ liệu tiêu chuẩn hóa về thực vật cho các nghiên cứu ứng dụng.
Publisher
Hong Bang International University
Reference10 articles.
1. [1] Viện Dược liệu, "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam", Tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2004. 2. [2] V. V. Chi, “Từ điển Cây thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, 2012. 3. [3] V. H. Thien, N. P. Nga, L. H. Truong, “Homalonema cochinchinensis (họ Araceae): Thử nghiệm Marker phân tử để định loại loài và phân tích một số thành phần hóa học”, Tạp chí Công nghệ Sinh học, Vol. 13(4A), pp. 1329-1334, 2015. 4. [4] V. H. Thien, L. N. Tam, H. N. T. An, V. H. Sang, L. T. Tho, C. H. Van, T. H. A. Vu, N. Q. Hung, “Chemical composition and antibacterial activities of essential oils from rhizomes and aerial parts of Homalomena cochinchinensis (Araceae)”, Natural Product Research, Vol. 36, No.12, pp. 3129-3132, 2022. 5. [5] N. L. T. Khanh, D. T. Quoc, N. P. Q. Dinh, N. C. B. Hoai, T. L. T. Thi, T. T. V. Anh, N. T. Hoai, H. V. Duc, “Phytochemical Composition and Bioactivities of Essential Oils from Rhizomes of Homalomena pendula and Homalomena cochinchinensis”, Natural Product Communications, Vol. 18, No. 5, 2023.
|
|