Author:
Phạm Văn Toàn,Trần Minh Viên,Huỳnh Long Toản,Nguyễn Văn Tuyến,Văn Phạm Đăng Trí
Abstract
Nước ngọt là nhu cầu cơ bản của sự sống nhưng nguồn tài nguyên này phân bố không đều, bị thiếu và bị ô nhiễm ở nhiều nơi. Nước biển là nguồn tài nguyên đang có tiềm năng rất lớn để khai thác, tạo ra nước ngọt; nhất là trong bối cảnh hạn, mặn ngày càng tăng. Trong nghiên cứu này, các thí nghiệm trên các loại màng lọc nano (NF) và màng lọc thẩm thấu ngược (RO) đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả khử mặn của chúng. Từ đó, loại màng lọc phù hợp đã được nghiên cứu đánh giá và sử dụng như là một công đoạn cốt lõi trong hệ thống khử mặn sử dụng năng lượng mặt trời. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu suất khử mặn của màng RO là rất cao, khoảng 99,6%. Hệ thống khử mặn hoàn chỉnh với hạng mục cốt lõi là màng RO được xây dựng và vận hành đánh giá hiệu quả khử mặn. Chất lượng nước sau xử lý đạt QCVN 01-1:2018/BYT, có thể cấp cho mục đích sinh hoạt. Công nghệ này có tiềm năng ứng dụng rộng rãi ở khu vực bị xâm nhập mặn, nơi chưa có tiếp cận được nguồn nước cấp hợp vệ sinh.
Reference10 articles.
1. Hạ, T. Đ. (2010). Ứng dụng kỹ thuật màng để xử lý nước cấp cho dân cư vùng ven biển và hải đảo. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, 2, 35-42. https://doi.org/10.1016/j.desal.2013.12.030
2. Hà, Đ. T. (2014). Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu tới cấp nước nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường. 46: 34-40.
3. Hoàn, P. V., & Khương, T. T. T. (2016). Công nghệ khử mặn hiệu quả cấp nước sinh hoạt cho các cụm dân cư nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 45a: 33-42.
4. https://10.22144/ctu.jvn.2016.509
5. Iaquaniello, G., Sallladini, A., Mari, A., Mabrouk, A. A., & Fath, H. E. S. (2014). Concentrating solar power (CSP) system integrated with MED-RO hybird desalination. https://doi.org/10.1016/j.desal.2013.12.030