Author:
Trần Hiếu Hiền,Tất Anh Thư,Lê Vĩnh Thúc
Abstract
Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của các mức độ mặn (0, 1, 2 và 3‰) đến khả năng sinh trưởng, sinh lý của cây đậu cove giai đoạn cây con và ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế (0, 10, 20 và 30 tấn/ha) đến sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng đậu cove lùn trong điều kiện tưới mặn nhân tạo giai đoạn ra hoa. Kết quả thí nghiệm ghi nhận cây đậu cove giai đoạn cây con sinh trưởng tốt ở mức độ mặn 2‰ và độ mặn 3‰ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cây, chiều dài rễ, sinh khối cây và sinh khối rễ. Tưới mặn 3‰ giai đoạn ra hoa làm giảm chất lượng trái, giảm 18,2% năng suất so với không tưới mặn. Bón 30 tấn/ha phân trùn quế làm tăng năng suất 14,6% so với nghiệm thức chỉ bón phân NPK. Kết quả ghi nhận năng suất đậu cove lùn bón 20 tấn và 30 tấn/ha phân trùn quế khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Vì vậy, sử dụng liều lượng 20 tấn/ha phân trùn quế cho cây đậu cove giúp tiết kiệm chi phí trong sản xuất.
Reference34 articles.
1. Abou-El-Hassan, S., Abd Elwanis, M., & El-Shinawy, M. Z. (2017). Application of compost and vermicompost as substitutes for mineral fertilizers to produce green beans. Egyptian Journal of Horticulture, 44(2), 155-163. doi: 10.21608/ejoh.2017.1596.1019
2. Ansari, A. A., & Ismail, S. A. (2012). Role of earthworms in vermitechnology. Journal of Agricultural Technology, 8(2), 403-415.
3. Arora, V. K., Singh, C. B., Sidhu, A. S., & Thind. S. S. (2011). Irrigation, tillage and mulching effects on Soybean yield and water productivity in relation to soil texture. Agric Water Manag, 98(4), 563-568. https://doi.org/10.1016/j.agwat.2010.10.004
4. Ba, T. T., & Thủy, V. T. B. (2019). Giáo trình trồng rau. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
5. Bằng, C. P. (2020). Phân tích silico các gene mã hóa glutamate dehydrogenase ở cây đậu cove (Phaseolus vulgaris L.). Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 20(3), 69-76