Author:
Cao Thị Như,Lê Minh Lý,Nguyễn Văn Ây,Võ Thị Bích Thủy
Abstract
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng (BA, Kinetin, IBA và NAA) thích hợp cho quá trình tái sinh chồi, nhân chồi và tạo rễ in vitro của chồi dưa lưới tái sinh từ tử diệp. Thí nghiệm được thực hiện tại Phòng nuôi cấy mô của trường Nông nghiệp, trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu gồm 3 thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 2 nhân tố gồm tái sinh chồi trực tiếp từ tử diệp, nhân chồi và tạo rễ in vitro cây dưa lưới. Kết quả cho thấy tử diệp ở vùng gần phôi (3 ngày sau khi gieo) nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung BA 0,5 mg/L cho tỷ lệ tái sinh chồi là 97,5% sau 3 tuần nuôi cấy; môi trường MS + Kinetin 1,0 mg/L + BA 0,5 mg/L cho hiệu quả nhân chồi dưa lưới tốt nhất với 3,4 chồi; môi trường MS bổ sung IBA 0,5 mg/L thích hợp tạo rễ in vitro cây dưa lưới tái sinh từ tử diệp (78,1% và 3,8 rễ) sau 3 tuần.
Reference34 articles.
1. Ahmed, N., & Anis, M. (2005). In vitro Mass propagation of Cucumis sativus L. from nodal segment. Turk Journal Botany, 29, 237-240.
2. Akashi, K., Morikawa, K., & Yokota, A. (2005). Agrobacterium-mediated transformation system for the drought and excess light stress-tolerant wild watermelon (Citrullus lanatus). Plant Biotechnology, 22, 13-18. https://doi.org/10.5511/plantbiotechnology.22.13
3. Bình, T. T. (2011). Hiệu quả của chất điều hòa sinh trưởng (BA, NAA) lên sự tái sinh chồi từ tử diệp Dưa Lê (Cucumis melo L). Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Cần Thơ.
4. Chơn, N. M. (2010). Giáo trình Chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
5. Craig, R. A. (2006). Musk melon. Division of Agriculture. University of Arkansas.