Author:
Lâm Phước Thành,Phạm Trường Thoại Kha,Mai Hoàn Tư,Dương Trần Tuyết Mai,Phạm Văn Trọng Tính,Trần Thị Thúy Hằng
Abstract
Thí nghiệm được bố trí theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên trên 48 cây so đũa Thái trắng từ 3 đến 6 tháng tuổi để đánh giá ảnh hưởng của các mức độ phân bón lên năng suất và thành phần dưỡng chất của lá cây. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức (NT), tương ứng với 4 công thức phân (P): NT đối chứng sử dụng phân vô cơ 1,6 tấn/ha/năm (P1), NT P2 dùng phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm, NT P3 dùng phân vô cơ 0,8 tấn/ha/năm và phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm, và NT P4 dùng phân vô cơ 1,6 tấn/ha/năm và phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm. Kết quả cho thấy NT P4 cho năng suất chất xanh và chất khô cao hơn các NT còn lại (P<0,05), trong khi đó NT P1 và P2 cho năng suất thấp nhất. Nghiệm thức P4 có hàm lượng chất khô lá cao nhất và nghiệm thức P1 có hàm lượng chất khô lá thấp nhất (P<0,05). Các chỉ tiêu sinh trưởng không bị ảnh hưởng bởi các công thức phân khác nhau (P>0,05). Kết quả cho thấy dùng phân vô cơ 1,6 tấn/ha/năm và phân hữu cơ 2 tấn/ha/năm giúp cây phát triển và đạt năng suất tốt nhất.
Reference14 articles.
1. Gohl, B. (1993). Thức ăn gia súc nhiệt đới (trang 316-390). Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
2. Phương, L. N. N. (2018). So sánh sự sinh trưởng và năng suất của cây Indo và cây Mendola (Tephreosia candida) (Luận văn Đại học). Trường Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.
3. Căn, L. V. (1982). Phân bón cân đối cho cây trồng Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
4. Chính Phủ. (2020). Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 (Số 1520/QĐ-TTg). https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=201183
5. Manaye, T., Tolera, A., & Zewdu, T. (2009). Feed intake, digestibility and body weight gain of sheep fed Napier grass mixed with different levels of Sesbania sesban. Livestock Science, 122(1), 24-29. https://doi.org/10.1016/j.livsci.2008.07.020