Author:
Cao Lưu Ngọc Hạnh,Nguyễn Thị Bích Thuyền,Lương Huỳnh Vủ Thanh,Mai Võ Phú Toàn,Trần Nguyễn Phương Lan
Abstract
Vật liệu composite nền polyethylen tỷ trọng cao tái chế (r-HDPE) gia cường bằng sợi cuống dừa nước (Nypa fruticans flower stalk - NFFS) được chế tạo bằng phương pháp ép nóng. Đầu tiên, các sợi sau khi tách từ NFFS được xử lý hoá học và ép tạo tấm sợi ngẫu nhiên. Tiếp theo, thùng nhựa từ HDPE được thu gom, rửa sạch, cắt nhỏ, và ép nóng để tạo tấm phẳng mỏng. Cuối cùng, tấm composite được tạo hình từ các lớp nhựa và sợi xen kẽ nhau. Cấu trúc và thành phần sợi NFFS trước và sau xử lý hoá học lần lượt được quan sát qua ảnh SEM và phân tích qua TGA. Ảnh hưởng của tỷ lệ thể tích sợi NFFS đến độ co ngót, độ bền kéo, độ bền uốn, và độ bền va đập cũng được khảo sát. Kết quả là sợi NFFS có hàm lượng cellulose ~34% với các vi sợi xếp song song. Điều thú vị là sợi NFFS không có lỗ rỗng to ở trung tâm đã tạo nên khác biệt lớn về cơ tính so với một số sợi thực vật khác. Cơ tính của vật liệu đạt cao nhất ở tỷ lệ thể tích sợi 60%, có độ bền kéo ~45 MPa, độ bền uốn ~46 MPa, và độ bền va đập ~19 KJ.m-2. Như mong đợi, kết quả này cao hơn gần gấp đôi so với kết quả cơ tính của vật liệu composite từ sợi xơ dừa ở cùng điều kiện.
Reference13 articles.
1. Bùi Chương. (2002). Hóa lý polymer. Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội.
2. Development of Nipah Palm Fibre Extraction Process;Dickie;Materials Science Forum   997,2020
3. Faruk, O. & Sain, M. (2014). Biofiber reinforcements in composite materials, Composites science and engineering, Elsevier.
4. Evaluation of Colombian Crops Fibrous Byproducts for Potential Applications in Sustainable Building Acoustics;Gomez;Polymers,2021
5. Hoàng Xuân Niên. (2018). Xác định thông số công nghệ tạo composite từ sợi xơ dừa với chất nền là nhựa HDPE. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 4, 167-174.
Cited by
2 articles.
订阅此论文施引文献
订阅此论文施引文献,注册后可以免费订阅5篇论文的施引文献,订阅后可以查看论文全部施引文献