1. Mục đích sử dụng: Bán = Ba, Nhà sử dụng = Nh.
2. Hình 5:Lồ ô Bình Long Hình 6: Sung
3. Nguồn: Tác giả ghi hình trên tuyến điều tra trong vùng lõi VQG Cát Tiên
4. Loài dây gắm lá rộngGnetumlatifoliumBlume. ít đượcsử dụng (UI = 0,24), đồng bào dùng tráivà thân để ăn sống, làm thuốc, hay chặt thân cây lấy nhựalàm nước uốngtrong lúc đi rừng. Một loài khác không thuộc họ Dây gắm được đồng bào lấy nhựa trong thân làm nước uống là tứ thư Tetrastigmasp. thuộc họ Nho Vitaceae(UI = 0,18), trái dùng để ăn. Đây là kinh nghiệm rất quý của đồng bào khi đi rừng mà không tìm thấy nguồn nước.
5. Nghiên cứu cho thấy 100% số hộ S'tiêngđược phỏng vấn có đi rừng hái nhiều loại trái cây rừng (Hình 6). Nghiên cứu ghi nhận 33,0% tổng số loài được sử dụng dưới dạng trái để ăn, trong đó một nửa số loài cho trái được đồng bào thu hái tráilà từ cây thân gỗ. Có 64,5% số loài cây rừng cho trái ăn được trong nghiên cứu có UI < 0,50. Họ thu hái trái rừngchủ yếu để gia đình ăn, một số ít loài dùng để bán nhằm tăng thu nhập. Ngoại trừ hái trái lười ươithì công việc hái trái cây chủ yếu là việc phụ được kết hợp với việc khác như lấy củi, bẻ măng. Trái luờiươi Scaphiummacropodium(Miq.) Beumeclà sản phẩm từ cây thân gỗ mang lại thu nhập cao cho 100% hộ được phỏng vấn (UI = 1). Theo kinh nghiệm của đồng bào, ăn trái ươicó tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Thu háiloại tráinày trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và định kì 3 đến 4 năm mới cho một đợt trái. Trước đây, họ khai thác lườiươichủ yếu bằng cách lượm hoặc leo hái trái, nhưng nay người ta chặt cả cây để thu hoạch. Nghiên cứu cho thấy 10,5% số hộ được phỏng vấn có thực hiện việc chặt hạ cả cây để thu hái ươi. Đây là loài thực vật chịu áp lực khai thác rất lớn từ người dân, ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo tồn. Phải nghiêm cấm triệt để việc chặt hạ cây và cành khi khai thác, đồng thời phải có trách nhiệm bảo vệ cây và trồng mới loài này. Các địa phương trong vùng đệmVQG Cát Tiên nên sớm thuần hóa, quy hoạch trồng lười ươivà phát triển sản phẩm này trở thành đặc sản của vùng.