Author:
Lâm Phước Thành,Mai Hoàn Tư,Dương Trần Tuyết Mai,Nguyễn Thị Thu Hà,Phạm Văn Trọng Tính,Trần Thị Thúy Hằng
Abstract
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên 80 cây so đũa (SD) (40 cây SD bông trắng và 40 cây SD bông đỏ) 1 tháng tuổi. Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức (SD bông trắng và SD bông đỏ) với 4 lần lặp lại để đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và thành phần hóa học của hai giống SD. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao cây SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ (P<0,001). Đường kính tán SD bông trắng lớn hơn SD bông đỏ (P<0,05) ở các tuần từ 8 đến 16. Điển hình ở tuần 14, đường kính tán của SD bông trắng lớn hơn SD bông đỏ 1,2 lần. Năng suất chất xanh của SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ, lượng lá và cọng SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ 41,6% (P<0,01). Năng suất chất khô của SD bông trắng cao hơn SD bông đỏ 1,4 lần (P<0,001). Thành phần hóa học của lá và cọng hai giống SD không có sự khác biệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây SD bông trắng có tiềm năng cao để trồng làm thức ăn cho gia súc nhai lại.
Reference19 articles.
1. AOAC. (1990). Official Methods of Analyses. Wasington, D.C.: Association of Official Analytical Chemists.
2. Ash, A. J. (1990). The effect of supplementation with leaves from the leguminous trees Sesbania grandiflora, Albizia chinensis and Gliricidia sepium on the intake and digestibility of guinea grass hay by goat. Animal Feed Science and Technology, 28, 225-232. https://doi.org/10.1016/0377-8401(90)90154-Z
3. Gohl, B. (1993). Thức ăn gia súc nhiệt đới. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
4. Gopalan, C., Ramasastri, B. V., & Balasubramanian, S. C. (2007). Nutritive value of Indian foods. National Institute of Nutrition (Indian council of Medical Research) Hyderabad, India, 18-48.
5. Jiraungkoorskul, K., & Jiraungkoorskul, W. (2015). Sesbania Grandiflora: New nutraceutical use as antidiabetic. International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 7, 26-29.