Author:
Nguyễn Công Thuận,Trương Duy Khánh,Đinh Thái Danh,Trần Sỹ Nam
Abstract
Nghiên cứu này đã đánh giá ảnh hưởng của tần suất khuấy trộn bùn xi phông từ nuôi tôm siêu thâm canh lên sản xuất khí sinh học. Ủ yếm khí theo mẻ được thực hiện, gồm 5 nghiệm thức: không khuấy trộn (NS), 1 lần (1T), 2 lần (2T), 4 lần (4T) và 8 lần (8T) cho một ngày với thời gian khuấy trộn 2 phút. Tỷ lệ nạp bùn xi phông là đồng nhất ở mỗi nghiệm thức với 20 g chất rắn bay hơi/L. Kết quả phản ánh rằng năng suất sinh khí mê-tan (CH4) ở các nghiệm thức 1T, 2T và 4T cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức NS lần lượt là 10,01%, 5,99% và 4,2%. Nghiên cứu này cũng tìm thấy một mối tương quan nghịch có ý nghĩa giữa năng suất sinh khí CH4 và số lần khuấy trộn dung dịch ủ. Điều lưu ý là, ở mức khuấy trộn cao nhất (8 lần/ngày) cho năng suất sinh khí CH4 tương đồng với không khuấy trộn.
Reference36 articles.
1. Ahmad, M. (1999). Shaban Bacteriological evaluation of composting systems in sludge treatment. Water Science and Technology, 40(7), 165. https://doi.org/10.2166/wst.1999.0354
2. American Public Health Association (APHA). American Water Works Association (AWWA),Water Control Federation (WCF). (1998). Standardmethods for the examination of water andwastewater, 20th ed. Washington D.C., USA.
3. Cẩm, N. T. D. (2017). Đánh giá hiệu quả quá trình nitrat hóa trên hệ lọc sinh học hiếu khí trong xử lý nước nuôi thủy sản có độ mặn cao. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 33(1), 88-94.
4. Chae, K. J., Jang, A., Yim, S. K., and Kim, I. S. (2008). The effects of digestion temperature and temperature shock on the biogas yields from the mesophilic anaerobic digestion of swine manure. Bioresource Technology, 99, 1-6. https://doi.org/10.1016/j.biortech.2006.11.063
5. Chandra, R., Takeuchi, H., & Hasegawa, T. (2012). Hydrothermal pretreatment of rice straw biomass: A potential and promising method for enhanced methane production. Applied Energy, 94, 129-140. https://doi.org/10.1016/j.apenergy.2012.01.027