Author:
Nguyễn Công Thuận,Trần Sỹ Nam
Abstract
Mục tiêu nghiên cứu này là nhằm điều tra tiềm năng của đồng phân hủy rác thực phẩm (RTP) và lục bình (LB) để cải thiện năng suất khí sinh học so với chỉ phân hủy RTP. Ủ yếm khí bán liên tục với các tỷ lệ khác nhau của RTP và LB được thực hiện và kết quả thể hiện rằng thể tích khí sinh học sinh ra hằng ngày, năng suất khí sinh học cao hơn khi tỷ lệ trộn với LB cao hơn. Cụ thể là, thể tích khí sinh học sinh ra là 0,37±0,03L/ngày, 0,51±0,03L/ngày, 1,03±0,03L/ngày, 1,31±0,04L/ngày và 1,71±0,08L/ngày lần lượt cho các nghiệm thức 100%RTP, 75%RTP+25%LB, 50%RTP+ 50%LB, 25%RTP+75%LB và 100%LB, trong khi năng suất khí sinh học là 1,08±0,10L/(kgTS×ngày), 1,50±0,10L/(kgTS×ngày), 3,01±0,09L/ (kgTS×ngày), 3,81±0,11L/(kgTS×ngày), 5,01±0,24L/(kgTS×ngày) ho cùng nghiệm thức. Nồng độ phần trăm khí CH4 thấp nhất ở nghiệm thức 100%RTP (28,25 ± 17,48%) so với nghiệm thức 75%RTP+25%LB(30,25 ± 18,62%),nghiệm thức 50%RTP+ 50%LB (33,25 ± 17,59%), nghiệm thức 25%RTP+75%LB (40,15 ± 19,19%), và nghiệm thức 100%LB (44,51 ± 18,71%). Kết quả đề nghị rằng đồng phân hủy RTP và LB có tiềm năng tăng ý nghĩa năng suất khí sinh học, cung cấp một giải pháp hứa hẹn cho xử lý RTP bởi phương pháp sản xuất khí sinh học.
Reference23 articles.
1. APHA. (1998). Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater. 20th Edition, American Public Health Association, American Water Works Association and Water Environmental Federation, Washington DC.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường. (1995). TCVN 6498:1999 (ISO 11261 : 1995) về chất lượng đất - xác định nitơ tổng - phương pháp Kendan (Kjeldahl).
3. Bộ Khoa học và Công nghệ Môi trường. (2011). TCVN 8941:2011 về Chất lượng đất - Xác định các bon hữu cơ tổng số - Phương pháp Walkley Black.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường. (2020). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019. Nhà xuất bản Dân Trí.
5. Chae, K. J., Jang, A., Yim, S. K., & Kim, I. S. (2008). The effects of digestion temperature and temperature shock on the biogas yields from the mesophilic anaerobic digestion of swine manure. Bioresource Technol, 99, 1-6. https://doi.org/10.1016/j.biortech.2006.11.063