Sử dụng chỉ số phân bố động vật đáy đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước kênh E, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Author:

Nguyễn Võ Châu Ngân,Nguyễn Công Thuận,Lê Nhu Ý,Kim Lavane

Abstract

Nghiên cứu nhằm đánh giá mối tương quan giữa chất lượng nguồn nước và sự phân bố động vật đáy ở kênh E, thành phố Cần Thơ. Mẫu động vật đáy và mẫu nước được thu thập tại ba vị trí trên kênh vào tháng 12/2018 và tháng 4/2019. Phân tích định lượng và định tính được thực hiện cho thấy thành phần động vật đáy có 8 loài thuộc 4 họ và 4 lớp, mật độ và sinh lượng biến động lớn giữa các vị trí và các đợt khảo sát. Dựa vào thành phần loài, sinh lượng động vật đáy tính các chỉ số sinh học H’, ASPT, RBP III cho thấy nguồn nước rất ô nhiễm. Chỉ số chất lượng nước VN_WQI tính từ các thông số lý - hóa - sinh của mẫu nước ghi nhận nguồn nước ô nhiễm mức trung bình. Giá trị VN_WQI có mối tương quan chặt với các chỉ số sinh học ASPT, RBP III, nhưng không tương quan với chỉ số H’. Các chỉ số sinh học ASPT, RBP III được sử dụng để đánh giá chất lượng nguồn nước mặt và giúp tiết kiệm chi phí phân tích mẫu.

Publisher

Can Tho University

Subject

General Medicine

Reference21 articles.

1. Cảnh, T. T., & Anh, N. T. T. (2007). Nghiên cứu sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn để đánh giá chất lượng nước trên 4 hệ thống kênh chính tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ 10(1) 25-31. https://doi.org/10.3125/jstd.v10i1.346

2. Dũng, D. T., Công, N. V., & Quyền, L. C. (2011). Sử dụng các chỉ số động vật đáy đánh giá sự ô nhiễm nước ở rạch Tầm Bót, Long Xuyên, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 20a 18-27.

3. Đức, P. A. (2014). Xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy cho hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai (Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật). Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Hiếu, N. V., & Tùng, N. L. (2017). Đánh giá chất lượng nước mặt một số suối thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái bằng sinh vật chỉ thị. Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 7. pp 1624-1631.

5. Khoa, L. V., Quýnh, N. X., & Việt, V. Q. (2007). Chỉ thị sinh học môi trường. NXB Giáo dục.

同舟云学术

1.学者识别学者识别

2.学术分析学术分析

3.人才评估人才评估

"同舟云学术"是以全球学者为主线,采集、加工和组织学术论文而形成的新型学术文献查询和分析系统,可以对全球学者进行文献检索和人才价值评估。用户可以通过关注某些学科领域的顶尖人物而持续追踪该领域的学科进展和研究前沿。经过近期的数据扩容,当前同舟云学术共收录了国内外主流学术期刊6万余种,收集的期刊论文及会议论文总量共计约1.5亿篇,并以每天添加12000余篇中外论文的速度递增。我们也可以为用户提供个性化、定制化的学者数据。欢迎来电咨询!咨询电话:010-8811{复制后删除}0370

www.globalauthorid.com

TOP

Copyright © 2019-2024 北京同舟云网络信息技术有限公司
京公网安备11010802033243号  京ICP备18003416号-3