1. Hình 1: Cấu trúc bên ngoài của bào tử Microsporidia sau khi thí nghiệm với (A) C2H5OH 50% ở 7,26 phút và (B) H2O2 0,6% ở 2,55 phút (200X)
2. Theo Athanassopoulou et al. (2009), những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng iodine có thể ức tăng trưởng của các bào tử động của bào tử trùng, đối với các bào nang thì tác động rất hạn chế, nồng độ ức chế tối thiểu 50% dao động từ 90-370 ppm iodine đơn chất hoặc từ 60-195 ppm iodine hợp chất.
3. Một số hợp chất khác thuộc nhóm oxy hóa tiêu diệt vi sinh vật thường được sử dụng rộng rãi bao gồm chlorine dioxide (ClO2) và hydrogen peroxide (H2O2). Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 loại hợp chất này có tác dụng bất hoạt bào tử Microsporidia rất tốt, thời gian tiếp xúc để bất hoạt bào tử ngắn, có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức hóa chất khác (p<0,05). Chlorine dioxide có tác dụng bất hoạt bào tử rất nhanh ở nồng độ 0,7%. Theo đó, trong thời gian tiếp xúc với ClO2 khoảng 1,45 phút, các bào tử đã bị bất hoạt và mất cấu trúc hoàn toàn ở các nghiệm thức thí nghiệm. Ngoài ra, H2O2 cũng có tác dụng rất tốt để bất hoạt bào tử Microsporidia, thời gian tác dụng của H2O2 cũng thấp hơn so với ClO2. Ở nồng độ từ 0,5%-0,7%, H2O2 cho thời gian bất hoạt (1,05 phút ở nồng độ 0,7%) ngắn hơn so với ClO2. Tương tự, nồng độ ClO2 và H2O2 cao thì thời gian tiêu diệt bào tử ngắn, có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nồng độ thấp.
4. Theo Thomas, V. (2013), các hợp chất oxy hóa có khả năng giải phóng các phân tử hoạt động phản ứng với bề mặt tế bào và có khả năng thâm nhập vào bên trong tế bào, gây ra các tổn thương cho nội bào từ đó tiêu diệt vi sinh vật. Trong đó, ClO2 là một chất khử trùng mới với phổ diệt trùng rất rộng và được ứng dụng rộng rãi (Zhengyong et al., 2010). Nghiên cứu của Ortega et al. (2007) ghi nhận khả năng diệt bào tử trùng Encephalitozoon intestinalis của ClO2. Kết quả cho thấy ở nồng độ 4,1 mg/ml, ClO2 đã tiêu diệt bào tử của E. intestinalis trong thời gian 20 phút. Những biến đổi trong cấu trúc của vi bào tử trùng được ghi nhận gồm sự phá hủy cấu trúc của sợi cực, cực nang và các không bào. Ngoài ra, lớp màng của bào tử đã bị phá hủy cấu trúc dẫn đến hoại tử các bào quan bên trong. Một số nghiên cứu gần đây ghi nhận giá trị nồng độ của ClO2 khá cao khi tác dụng với loài vi bào tử trùng Nosema bombycis (Zhengyoung et al., 2010). Các kết quả cho thấy, nồng độ 15 mg/ml, ClO2 cho hiệu quả tiêu diệt các bào tử tốt nhất (100%) trong thời gian 30 phút tiếp xúc. Ngoài ra, kết quả quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy các bào quan của bào tử bị phá hủy bao gồm protein, DNA, polysaccharide trong một thời gian ngắn sau khi được xử lý với ClO2 (Zhengyoung et al., 2010).
5. Bên cạnh đó, H2O2 cũng là hóa chất được sử dụng diệt vi bào tử trùng hiệu quả. Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của H2O2 lên bào tử của vi bào tử trùng của Waller (1980) chứng minh tính hiệu quả của hóa chất này. Có 11 loại hóa chất tác dụng lên bào tử của vi bào tử trùng E. cuniculi. Trong đó, H2O2 là một trong 9 loại hóa chất có hiệu quả tiêu diệt hoàn toàn các bào tử thử nghiệm. Dung dịch bào tử trùng ở mật độ 8x109 bào tử/ml được thử nghiệm với dung dịch H2O2 nồng độ 1% trong thời gian 30 phút. Sau khoảng thời gian tiếp xúc với hóa chất này, 100% bào tử E. cuniculi đã bị tiêu diệt.