1. Hình 3: Mật độ tảo ở thí nghiệm 2
2. Mật độ tảo ở nghiệm thức glucose 10g/L đạt cao nhất, đạt tối đa 99,66±1,77×106 tb/mL vào ngày thứ 11, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (Hình 3). Nghiệm thức glucose 15g/L có mật độ tảo cao thứ hai với 66,97±5,64×106 tb/mL. Nghiệm thức glucose 5g/L có mật độ thấp nhất (59,16±2,56×106 tb/mL). Theo Perez-Garcia et al. (2011) trong nuôi cấy tảo dị dưỡng, hàm lượng glucose cao hay thấp quá đều hạn chế sự phát triển của tảo. Hàm lượng glucose thích hợp cho sự phát triển của tảo phụ thuộc vào loài tảo, hệ thống nuôi và điều kiện môi trường trong đó loài tảo được xem là yếu tố chính. Sự kết hợp của các yếu tố này sẽ dẫn đến mức glucose thích hợp khác nhau. Kết quả ở thí nghiệm này phù hợp với thí nghiệm của Ogawa and Aiba (1981) có hàm lượng glucose thích hợp cho sự phát triển Chlorella vulgaris là 10g/L trong khi ở báo cáo của Shi et al. (1999) ở tảo C. protothecoides là 85g/L. Như vậy, trong điều kiện quang dị dưỡng, tảo Chlorella sp. phát triển tốt nhất ở hàm lượng glucose 10g/L. So sánh cùng nghiệm thức cho thấy kết quả ở thí nghiệm 1 và 2 gần tương đương nhau, đều đạt mật độ cao vào ngày thứ 11 của thí nghiệm.
3. Tảo Chlorella đạt mật độ cao nhất trong điều kiện quang dị dưỡng (106,53±0,69×106 tế bào/mL) và thấp nhất ở nghiệm thức quang dưỡng (32,27±3,94×106 tế bào/mL).
4. Trong điều kiện quang dị dưỡng, tảo Chlorella sp. đạt mật độ cao nhất ở nghiệm thức glucose 10g/L (99,66±1,77×106 tb/mL) và thấp nhất ở nghiệm thức glucose 5g/L (59,16±2,56×106 tb/mL).
5. Có thể nuôi tảo Chlorella sp. trong điều kiện quang dị dưỡng với hàm lượng glucose 10g/L cho mật độ tảo cao nhằm thu sinh khối lớn phục vụ cho nhu cầu sử dụng.