1. Diadema setosum - Cầu gai đen
2. Hình 1: Một số loài cầu gai/nhum phổ biến ở vùng biển Kiên Giang
3. Bảng 2: Kết quả so sánh trình tự gene COI của hai loài nhum sọ so với dữ liệu Genbank
4. Kết quả phỏng vấn Cán bộ quản lý tại Phòng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Quốc và Kiên Hải cho thấy tình hình khai thác cầu gai ở các vùng biển Kiên Giang diễn ra rất đa dạng và phức tạp tùy thuộc vào địa hình và nhu cầu tiêu thụ của từng địa phương. Ở Phú Quốc, các khu vực khai thác cầu gai tập trung quanh đảo, chủ yếu tại các Bãi Thơm, Hàm Ninh, An Thới, Rành Dầu, Hòn Thơm. Hiện nay, sản lượng khai thác quá mức các loài cầu gai đen và các loài nhum dẫn đến sự mất cân bằng quần thể của các loài này. Công cụ khai thác chủ yếu là các ghe câu, lưới cào, máy chạy oxykhi khai thác, các loài nhum sọ phân bố ở bãi rạnsan hô nên rất khó khai thác. Do đó, việc khai thác cầu gai hiện nay chủ yếu là khai thác loài cầu gai đen. Việc khai thác cầu gai chủ yếu theo đặt hàng của khách du lịch hay nhà hàng. Có hơn 100 ghe câu, cào ốc nhỏlàm dịch vụ này và trung bình hàng ngày họ thu khoảng hơn 300 con/ghe cào. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ không ổn định và tùy thuộc vào mùa vụ và thời tiết như sóng biển và cũng phụ thuộc và mùa vụ của khách du lịch, vì thế nghề khai thác cầu gai chỉ là nghề phụ họ chỉ thu khi đi cào ốc. Về tiêu thụ, hiện có các hình thức tiêu thụ chính là: 1) các tàu phục vụ khách du lịch, theo báo cáo năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ 2017 của Phòng Kinh tế huyện Phú Quốc thì hiện nay Phú Quốc có hơn 40 tàu du lịch phục vụ khách du lịch từ các nơi khác nhau, trung bình hàng ngày mỗi tàu bán cho khách du lịch hơn 100 con với giá 40 nghìn đồng/con; 2) tại các nhà hàng chợ đêm với số lượng rất lớn và 3) theo nhu cầu của khách du lịch, ngư dân khai thác làm sạch và giao hàng tận nơi ở của khách tại các nhà hàng khách sạn.
5. Ngược lại, việc khai thác cầu gai/nhum ở vùng biển Kiên Hải đơn giản hơn do vùng này chủ yếu là khai thác và tiêu thụ cầu gai đen, loài phân bố gần bờ ở độ sâu khoảng 2-4 m và chủ yếu tập trung ở khu vực quanh đảoHòn Sơn và quần Đảo Nam Du. Việc khai thác và tiêu thụ cầu gai chỉ diễn ra chủ yếu từ năm 2014 đến nay do địa phương đã thực hiện chính sách thu hút khách du lịch. Kết quả điều tra cho thấy hiện có hơn 20 người dânkhai thác cầu gai trên địa bàn xã. Trung bình hàng ngày mỗi người khai thác và bán cho khách du lịch hơn 300 con làm sạch với giá 7.000 - 10.000 đồng/con, khoảng 20 hộ khai thác cầu gai trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, khách du lịch tự khai thác và chế biến cũng chiếm số lượng lớn. Mùa vụ khai thác và bán cho khách du lịch là quanh năm và chủ yếu là mùahè, số lượng tiêu thụ lên đến cả 1000 con/ngày do lượng khách du lịch lớn. Ở quần đảo Nam Du, số lượng ngư dân khai thác và nhu cầu tiêu thụ lớn hơn Hòn Sơn nhiều do lượng khách du lịch nhiều và hiện tại dân địa phươngcũng biết cách chế biến và tiêu thụ tại nhà. Ngoài việc cung cấp cầu gai tại địa phương, cho khách du lịch và các nhà hàng thì hiện tại nhu cầu tiêu thụ cầu gai ở các thành phố lớn như ạch Giá, Cần Thơ và Hồ Chí Minh cũng rất nhiều.