Abstract
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm rối loạn nhịp tim và các thông số biến thiên nhịp tim bằng phương pháp Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành và đánh giá mối liên quan của biến thiên nhịp tim sau can thiệp động mạch vành với thang điểm Syntax, đặc điểm tổn thương động mạch vành và giá trị dự báo rối loạn nhịp tim của biến thiên nhịp tim.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 50 bệnh nhân vào viện vì triệu chứng đau thắt ngực được chụp động mạch vành và đặt stent động mạch vành tại Trung tâm điều trị theo yêu cầu và quốc tế, Bệnh viện trung ương Huế từ tháng 4/2019 - 10/2020.
Kết quả: Các rối loạn nhịp tim có tỷ lệ thay đổi: ngừng xoang (chiếm 8%), nhịp chậm xoang (18%), nhịp nhanh xoang (12%), ngoại tâm thu trên thất (10%), ngoại tâm thu thất (64%), nhịp nhanh trên thất (30%). Có sự giảm các chỉ số biến thiên nhịp tim theo thời gian và theo phổ tần số so với giá trị bình thường (p < 0,05). Các thông số mean NN và ln WF có liên quan với số nhánh mạch vành bị tổn thương (p < 0,05). Thông số RMSSD (r = - 0,298), ln HF (r = - 0,288), pNN 50% (r = - 0,282) có tương quan nghịch mức độ trung bình với thang điểm SYNTAX (p < 0,05). Điểm cắt tốt nhất trong tiên lượng rối loạn nhịp tim của SDANN là ≤ 87ms với độ nhạy là 64,86% và độ đặc hiệu là 69,23 %. Điểm cắt tốt nhất của SDNN là ≤ 99 ms với độ nhạy là 62,16% và độ đặc hiệu là 69,23 %. Điểm cắt tốt nhất của lnVLF là ≤ 3,15 ms2 với độ nhạy là 56,76% và độ đặc hiệu là 76,92 %.
Kết luận: Những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành sau can thiệp động mạch vành đi kèm với các rối loạn nhịp tim và thay đổi các chỉ số biến thiên nhịp tim. Có mối liên quan giữa các thông số biến thiên nhịp tim với tuổi và tổn thương mạch vành. Ngoài ra, thông số biến thiên nhịp tim còn có khả năng dự báo được rối loạn nhịp tim ở các đối tượng này.
ABSTRACT
RESEARCH OF ARRHYTHMIAS AND HEART RATE VARIABILITY BY 24-HOUR HOLTER MONITORING IN PATIENTS AFTER CORONARY INTERVENTION
Objectives: To investigate the characteristics of arrhythmias and parameters of heart rate variability by 24-hour Holter monitoring in patients after coronary intervention and evaluate the relationship of heart rate variability after coronary intervention to Syntax score, coronary artery injury characteristics and arrhythmias predictive value of heart rate variability.
Methods: A cross - sectional descriptive study on 50 patients admitted to the hospital with angina symptoms undergoing coronary angiography and coronary stenting at the International Center at Hue Central Hospital from April 2019 - October 2020.
Results: Proportion of arrhythmias were variable depending on each type: sinus arrest (8%), sinus bradycardia (18%), sinus tachycardia (12%), supraventricular extrasystoles (10%), extrasystoles ventricular tachycardia (64%), supraventricular tachycardia (30%). There was a reduction in time-domain and frequency - domain compared with normal values (p < 0.05). The mean NN and ln WF were related to the number of coronary branches damaged (p < 0.05). RMSSD (r = - 0.298), ln HF (r = - 0.288), pNN 50% (r = - 0.282) were negatively correlated with the SYNTAX scale (p < 0.05). The best cutoff for prognosis of arrhythmias of SDANN was ≤ 87ms with a sensitivity of 64.86% and a specificity of 69.23%. The best cutoff of SDNN was ≤ 99 ms with a sensitivity of 62.16% and a specificity of 69.23%. The best cutoff of lnVLF was ≤ 3.15 ms2 with a sensitivity of 56.76% and a specificity of 76.92%.
Conclusions: Patients with coronary artery disease after intervention were accompanied by arrhythmias and changes in heart rate variability. There is a relationship between heart rate variability with age and coronary artery damage. In addition, the heart rate variability is also capable of predicting cardiac arrhythmias in these patients.