Phẫu thuật cầu nối chủ vành ở bệnh nhân có tiền sử can thiệp mạch vành qua da tại Bệnh viện Trung ương Huế

Author:

Bui Duc An Vinh

Abstract

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Can thiệp mạch vành qua da là lựa chọn điều trị đối với bệnh lý động mạch vành trong những trường hợp hẹp một hoặc hai nhánh động mạch vành, hội chứng vành cấp. Số lượng các trường hợp can thiệp mạch gia tăng dẫn đến ngày càng có nhiều bệnh nhân nhập viện phẫu thuật bắc cầu chủ vành đã có tiền sử can thiệp mạch vành. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu 1) nhận diện các yếu tố nguy cơ phẫu thuật của các bệnh nhân có chỉ định tái tưới máu vào viện với tiền sử can thiệp mạch vành trước đó và 2) đánh giá kết quả phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở nhóm bệnh nhân này. Đối tượng, phương pháp: Bệnh nhân có tiền sử can thiệp mạch vành qua da được phẫu thuật chương trình bắc cầu chủ vành tại Bệnh viện Trung Ương Huế. Nghiên cứu hồi cứu, mô tả. Kết quả: Trong giai đoạn từ 1/2012 - 1/2017, có 16 bệnh nhân được phẫu thuật. Tuổi trung bình là 64,6 ± 8,2, trung bình BMI - 24,7 ± 1,8, thời gian phẫu thuật sau can thiệp qua da trung bình 2 năm. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: tăng huyết áp 87,5%, đái tháo đường 81,3%, rối loạn lipid máu 68,8%, hút thuốc lá 62,5%. Tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng của đau thắt ngực ổn định với 62,5% xếp loại CCS IV. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình 125,3 ± 19,5 phút trong đó 37,5% không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể. Phẫu thuật bắc cầu chủ vành ở nhiều vị trí chiếm đa số 87,5%. Quá trình hậu phẫu ghi nhận các biến chứng: chảy máu (43,8%), rung nhĩ (12,5%), tai biến mạch máu não (6,25%). 1 trường hợp đặt bóng đối xung trong thời gian hậu phẫu. Thời gian nằm viện trung bình 27,4 ± 8,5 ngày. Không ghi nhận tử vong trong quá trình nằm viện và sau 6 tháng theo dõi. Kết luận: Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật đối với bệnh nhân có chỉ định tái tưới máu vào viện có tiền sử can thiệp mạch vành gồm hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, thời gian phẫu thuật sau can thiệp mạch vành, số lượng mạch vành đã can thiệp, số mạch vành cần tái tưới máu và phân suất tống máu thất trái. Phẫu thuật bắc cầu chủ vành là phương pháp điều trị đem lại kết quả tốt ở các bệnh nhân này trong ngắn hạn. Từ khóa: Can thiệp mạch vành qua da, bắc cầu chủ vành, tái tưới máu ABSTRACT CORONARY ARTERY BYPASS GRAFTING AMONG PATIENTS WITH PRIOR PERCUTANEOUS CORONARY INTERVENTION AT HUE CENTRAL HOSPITAL Background: Percutaneous coronary intervention (PCI) is the preferred treatment modality for single and double vessel coronary artery disease and in the setting of acute coronary syndrome. The rising volume of PCI is directly proportional to the representation of patients hospitalized for coronary artery bypass graft (CABG) surgery who have a history of previous PCI procedures. This study aims to 1) identify the risk factors in patients requiring revascularization with prior PCI and 2) evaluate the surgical outcomes. Materials and method: This is a retrospective case series of patients with prior PCI undergoing elective CABG surgery at Hue Central Hospital. Results: From January 2012 and January 2017, 16 patients operated. The mean age was 64.6 ± 8.2. Mean Body Mass Index was 24.7 ± 1.8. The PCI and CABG gap was 2 years. Coronary risk factors including hypertension (87.5%), diabetes mellitus (81.3%), dyslipidemia (68.8%) and smoke (62.5%). All patients presented stable angina with 62.5% CCS class IV. Mean cardiopulmonary bypass time was 125.3 ± 19.5 minutes, 37.5% off - pump coronary surgery. Multi - bypass bypass grafting was performed in 87.5%. Surgical complications were recognized, including 43.8% bleeding, 12.5% atrial fibrillation, and 6.25% stroke. A case required an intra - aortic balloon pump during the postoperative period. Mean hospital stay was 27.4 ± 8.5 days. There was no mortality during hospitalization and 6 - month follow - up. Conclusion: Risk factors for surgical outcome in patients requiring coronary revascularization with prior PCI include diabetes mellitus, smoking, hypertension, time of CABG surgery after PCI, previously intervened vessels, coronary revascularization strategies, and left ventricular ejection fraction. CABG is an appropriate modality for reperfusion in these patients with positive early outcomes. Keywords: Percutaneous coronary intervention, coronary artery bypass grafting, revascularization.

Publisher

Hue Central Hospital

Subject

General Medicine

同舟云学术

1.学者识别学者识别

2.学术分析学术分析

3.人才评估人才评估

"同舟云学术"是以全球学者为主线,采集、加工和组织学术论文而形成的新型学术文献查询和分析系统,可以对全球学者进行文献检索和人才价值评估。用户可以通过关注某些学科领域的顶尖人物而持续追踪该领域的学科进展和研究前沿。经过近期的数据扩容,当前同舟云学术共收录了国内外主流学术期刊6万余种,收集的期刊论文及会议论文总量共计约1.5亿篇,并以每天添加12000余篇中外论文的速度递增。我们也可以为用户提供个性化、定制化的学者数据。欢迎来电咨询!咨询电话:010-8811{复制后删除}0370

www.globalauthorid.com

TOP

Copyright © 2019-2024 北京同舟云网络信息技术有限公司
京公网安备11010802033243号  京ICP备18003416号-3