Khảo sát tỉ lệ xuất huyết não có triệu chứng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân rất cao tuổi nhồi máu não cấp được điều trị tái tưới máu

Author:

Ngô Trinh

Abstract

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Điều trị tái tưới máu nhồi máu não cấp bằng thuốc tiêu sợi huyết rt-PA đường tĩnh mạch và/hoặc can thiệp nội mạch đã được chứng minh hiệu quả và an toàn cho các bệnh nhân không cao tuổi. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cho những bệnh nhân ≥ 80 tuổi vẫn chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Đề tài nhằm khảo sát tỷ lệ xuất huyết não có triệu chứng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân rất cao tuổi nhồi máu não cấp được điều trị tái tưới máu bằng tiêu sợi huyết rt-PA đường tĩnh mạch và/hoặc can thiệp nội mạch. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên tất cả bệnh nhân ≥ 80 tuổi được chẩn đoán nhồi máu não cấp nhập viện và điều trị nội trú tại khoa Bệnh lý mạch máu não của bệnh viện Nhân Dân 115, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020. Kết quả: Tỷ lệ biến chứng xuất huyết não bất kỳ sau điều trị tái tưới máu trong nghiên cứu là 38,2% (n = 26), trong đó xuất huyết não có triệu chứng chiếm 8,8% (n = 6) và xuất huyết não không triệu chứng là 29,4% (n = 20). Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất chiếm 88,2% (n = 60), tiếp theo là rung nhĩ 25% (n = 17), bệnh đái tháo đường 20,6% (n = 14) và tiền căn đột quỵ trước đó 16,2% (n = 11). Hai nguyên nhân tắc động mạch chiếm tỷ lệ cao nhất là xơ vữa động mạch lớn chiếm 54,4% (n = 37) và thuyên tắc từ tim 41,2% (n = 28). Hầu hết bệnh nhân đạt được tái thông mạch máu thành công sau thủ thuật lấy huyết khối với thang điểm mTICI = 2b hoặc 3 là 60 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 88,3%. Biến chứng bất lợi trong khi thực hiện thủ thuật được ghi nhận là huyết khối gây thuyên tắc đoạn xa với 2 bệnh nhân (2,9%). mTICI sau can thiệp, thời gian cửa - bẹn, thời gian can thiệp - tái thông, thang điểm NIHSS, huyết áp tâm thu lúc nhập viện không có sự khác biệt giữa 2 nhóm xuất huyết não có triệu chứng (n = 6) với nhóm xuất huyết và không xuất huyết không có triệu chứng (n = 62). Tuy nhiên, khi xét trên nguyên nhân nhồi máu não theo phân loại TOAST thì có sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thông kê (p = 0,021). Kết luận: Tỷ lệ xuất huyết não có triệu chứng trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,8% và nguyên nhân nhồi máu não theo phân loại TOAST là yếu tố có liên quan đến xuất huyết não có triệu chứng trên bệnh nhân rất cao tuổi nhồi máu não cấp được điều trị tái tưới máu bằng tiêu sợi huyết rt-PA đường tĩnh mạch và/hoặc can thiệp nội mạch. ABSTRACT SURVEY ON THE RATE OF SYMPTOMATIC INTRACEREBRAL HEMORRHAGE AND SOME RELATED FACTORS IN VERY ELDERLY PATIENTS WITH ACUTE CEREBRAL INFARCTION TREATED WITH REPERFUSION THERAPY Background: Treatment of acute cerebral infarction reperfusion with intravenous rt-PA fibrinolysis and/or endovascular intervention has been shown to be effective and safe in non - elderly patients. However, this treatment for patients ≥ 80 years old has not been studied in Vietnam. This study investigate the rate of symptomatic intracerebral hemorrhage and some related factors in very elderly patients with acute cerebral infarction treated with reperfusion with intravenous rt-PA fibrinolysis and/or endovascular intervention. Methods: A descriptive, cross - sectional study on all patients ≥ 80 years old diagnosed with acute cerebral infarction admitted to inpatient treatment at the Department of Cerebrovascular Diseases of People’s Hospital 115, Ho Chi Minh City during the period from December 2019 to December 2020. Results: The rate of any complication of intracerebral hemorrhage after reperfusion therapy in the study was 38.2% (n = 26), of which symptomatic intracerebral hemorrhage accounted for 8.8% (n = 6) and asymptomatic intracerebral hemorrhage was 29.4% (n = 20). Hypertension was the most common risk factor accounting for 88.2% (n = 60), followed by atrial fibrillation at 25% (n = 17), diabetes at 20.6% (n = 14), and previous stroke at 16.2% (n = 11). The two causes of arterial occlusion accounted for the highest rate: large artery atherosclerosis 54.4% (n = 37) and embolism from the heart 41.2% (n = 28). Successful revascularization, indicated by an mTICI score of 2b or 3, was achieved in 88.3% of patients (n = 60). The adverse complication during the procedure was thromboembolism causing distal embolism in 2 patients (2.9%). mTICI after reperfusion therapy, door - to - inguinal time, door - to - angiographic reperfusion time, NIHSS score, and systolic blood pressure at admission did not differ between the 2 groups of symptomatic intracerebral hemorrhage (n = 6) and the asymptomatic with and without hemorrhage (n = 62). However, there was a statistically significant difference in the cause of cerebral infarction based on the TOAST classification (p = 0.021) between the two groups. Conclusions: In our study, the rate of symptomatic intracerebral hemorrhage was 8.8% in very elderly patients with acute cerebral infarction treated with reperfusion therapy, including intravenous rt-PA fibrinolysis and/or endovascular intervention. The cause of cerebral infarction, according to the TOAST classification, was identified as a contributing factor.

Publisher

Hue Central Hospital

Subject

General Medicine

同舟云学术

1.学者识别学者识别

2.学术分析学术分析

3.人才评估人才评估

"同舟云学术"是以全球学者为主线,采集、加工和组织学术论文而形成的新型学术文献查询和分析系统,可以对全球学者进行文献检索和人才价值评估。用户可以通过关注某些学科领域的顶尖人物而持续追踪该领域的学科进展和研究前沿。经过近期的数据扩容,当前同舟云学术共收录了国内外主流学术期刊6万余种,收集的期刊论文及会议论文总量共计约1.5亿篇,并以每天添加12000余篇中外论文的速度递增。我们也可以为用户提供个性化、定制化的学者数据。欢迎来电咨询!咨询电话:010-8811{复制后删除}0370

www.globalauthorid.com

TOP

Copyright © 2019-2024 北京同舟云网络信息技术有限公司
京公网安备11010802033243号  京ICP备18003416号-3