Abstract
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sa tạng chậu là bệnh lý phổ biến chiếm tỷ lệ 31,8% đến 97,7 % ở phụ nữ khi khám lâm sàng, trong đó có triệu chứng lâm sàng chiếm tỷ lệ 2.9% đến 11.4%. Rối loạn sàn chậu, bao gồm tiểu không kiểm soát, hậu môn mất kiểm soát và sa sinh dục, ảnh hưởng đến khoảng một phần ba phụ nữ trưởng thành. Những rối loạn này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đáng kể đến yếu tố kinh tế và xã hội của bệnh nhân. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sa tạng chậu nữ gồm: phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mở bụng và phẫu thuật đường âm đạo. Lựa chọn phương pháp điều trị sa tạng chậu còn nhiều tranh cãi. Trong đó phương pháp phẫu thuật nội soi đã được tiếp cận và có nhiều ưu điểm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi báo cáo kết quả điều trị sa tạng chậu bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng treo vào mỏm nhô bảo tồn tử cung.
Phương pháp: Báo cáo 19 trường hợp điều trị các bệnh nhân nữ sa tạng chậu bằng phương pháp nội soi ổ bụng đồng thời bảo tồn tử cung tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 6 năm 2019 đến 6/2021.
Kết quả: Tuổi trung bình là 65 tuổi, lao động nặng chiếm tỷ lệ là 77,8%, trung bình số lần sinh con là 3,8. Tỷ lệ sinh con to là 28%. Tỷ lệ trường hợp sa bàng quang giai đoạn 2 chiếm tỷ lệ 42%, sa bàng quang giai đoạn 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 58%. Tỷ lệ sa cổ tử cung giai đoạn 2 là 32%, trong đó sa cổ tử cung giai đoạn 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 68%. Tỷ lệ sa trực tràng giai đoạn 1 là 50%, tỷ lệ sa trực tràng giai đoạn 2 là 1%, trong đó giai đoạn 3 là 42%. Tỷ lệ són tiểu là 89%. Thời gian nằm viện trung bình cho cuộc phẫu thuật là 6,57 ngày. Thời gian cho cuộc phẫu thuật nội soi treo vào mỏm nhô điều trị sa tạng chậu trung bình là 142 phút, trong đó thời gian dài nhất cho cuộc mổ là 180 phút và nhanh nhất là 60 phút. Không có biến chứng trong phẫu thuật, các biến chứng xuất hiện sau phẫu thuật: Đau rát vùng hạ vị cao nhất chiếm 44%, Đau âm ỉ vùng thắt lưng 33%, táo bón 22%, viêm bàng quang 11%, đau khi đại tiện 11%. Tỷ lệ thành công điều trị sa bàng quang sau mổ là 100 %, sa cổ tử cung tỷ lệ thành công là 87,5%, sa trực tràng tỷ lệ thành công là 88,9%. Tỷ lệ không són tiểu sau phẫu thuật 12 tháng là 75%, tỷ lệ thành công điều trị tiểu khó là 100%.
Kết luận: Kinh nghiệm ban đầu của chúng tôi cho thấy việc áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi treo vào mỏm nhô đồng thời bảo tồn tử cung điều trị sa tạng chậu đối với các phẫu thuật viên có kinh nghiệm là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, kỹ thuật khó, số lượng mẫu còn ít chưa đủ kết luận và cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
ABSTRACT
A REPORT OF LAPAROSCOPIC PROMONTOFIXATION WITH UTERINE PRESERVATION
Background: Pelvic organ prolapse is a common disease, accounting for 31.8% to 97.7% of women at clinical examination, of which clinical symptoms account for 2.9% to 11.4%. Pelvic floor disorders, including urinary incontinence, anal incontinence, and genital prolapse, are highly prevalent, affecting approximately one-third of adult women. While these conditions are not life-threatening, their social and economic consequences may be significant. Nowadays, there are many methods to treat female pelvic prolapse including laparoscopic surgery, laparotomy and vaginal surgery. Choosing a method of treating pelvic organ prolapse is still controversial. Endoscopic surgery is a method having many advantages. In this study, we reported the treatment results for Pelvic organ prolapse by laparoscopic promontofixation without hysterectomy.
Methods: A study was conducted on 19 female patients with pelvic organ prolapse, who were treated with the laparoscopy promontofixation for uterin preservation at Hue Central Hospital from June 2019 to June 2021.
Results: The average age was 65 years olds, the rate of hard work is 77.8%, and the average number of births was 3.8. The rate of macrosomia is 28%. The rate of bladder prolapse stage 2 accounted for 42%, and bladder prolapse stage 3 accounted for the highest rate of 58%. The rate of stage 2 cervical prolapse was 32%, of which stage 3 cervical prolapse accounted for the highest rate of 68%. The rate of stage 1 rectal prolapse was 50%, and the rate of stage 2 rectal prolapse was 1%, of which stage 3 was 42%. The rate of urinary incontinence was 89%. The median hospital stay for surgery was 6.57 days. The average time for laparoscopic promontofixation was 142 minutes, of which the longest time was 180 minutes and the fastest was 60 minutes. There were no complications during surgery. Complications appear after surgery: Burning pain in the lower abdomen was highest at 44%, dull pain in the low back 33%, constipation 22%, cystitis 11%, pain when defecating 11%. The success rate of the treatment of bladder prolapse after surgery was 100%, the success rate of cervical prolapse was 87.5%, the success rate of rectal prolapse was 88.9%. The rate of no urinary incontinence after 12 months was 75%, the success rate of dysuria treatment was 100%.
Conclusions: Our initial experience renders the use of the laparoscopic promontofixation with uterine preservation to be safe and efficient in experienced hands. However, it is difficult to performe this technique, the number of samples is little and we need to have further research.