Abstract
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Xì miệng nối (AL) là một trong những lý do chính dẫn đến biến chứng và tử vong sau phẫu thuật ung thư trực tràng. Năm 2019, A. Arezzo và cộng sự đã đưa ra thang điểm REAL với nhiều yếu tố giúp tiên lượng nguy cơ xì miệng nối sau phẫu thuật ung thư trực tràng. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu khảo sát thang điểm REAL trong nguy cơ xì miệng nối sau phẫu thuật ung thư trực tràng. Mục tiêu đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu thang điểm REAL trong tiên lượng xì miệng nối sau phẫu thuật ung thư trực tràng có cắt nối và đánh giá các yếu tố nguy cơ trong thang điểm REAL trong tiên lượng xì miệng nối sau phẫu thuật ung thư trực tràng có cắt nối trên dân số Việt Nam.
Đối tượng, phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả các BN phẫu thuật từ 01/2016 đến 12/2021. Gồm những BN mọi lứa tuổi nhập viện tại khoa ngoại tiêu hóa BV Thống Nhất được chẩn đoán xác định ung thư trực tràng và được điều trị phẫu thuật cắt nối thấp.
Kết quả: Có tổng cộng 112 BN trong nghiên cứu này. Điểm cắt là 31.42% với độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng là 100% và 86.67%, diện tích dưới đường cong ROC (AUC) là 0.9537 (p < 0.0001). Ghi nhận mối liên quan có ý nghĩa thống kê lần lượt giữa nguy cơ xì miệng nối với các biến số: hút thuốc lá, tiền căn phẫu thuật bụng trước đó, khoảng thời gian nghỉ sau liệu pháp bổ trợ đến trước phẫu thuật, thang điểm ASA, yếu tố khối u (T), yếu tố hạch (N) và khoảng cách từ miệng nối tới rìa hậu môn (p < 0.05).
Kết luận: Ở nghiên cứu của chúng tôi, do số lượng ca xì lấy được không nhiều và mẫu đại diện cho BN đến khám riêng tại bệnh viện Thống Nhất, nên điểm cắt 31.24% còn hạn chế khi sử dụng rộng rãi trên cả nước. Cuối cùng là cần tìm một phép tính tối ưu nhất có khả năng đại diện cho dân số Việt Nam.
ABSTRACT
THE REAL SCORE FOR PREDICTION OF AMASTOMOTIC LEAK AFTER RECTAL CANCER SURGERY
Background: Anastomotic leak after rectal cancer surgery is a severe complication associated with poorer oncologic outcome and quality of life. In 2019, the research of A. Azerro with colleagues created a calculation to predict the risk of anastomotic leaking based on preoperative factors, that was called REAL score. However, in Vietnam, no study assessed this method. The aim of this study was the assessment of sensitivity and specificity of a cut off in Rectal Anastomotic Leaked (REAL) score used in each Vietnamese Rectal cancer patient who was undergoing surgery by transabdominal resection method. Besides that, our research also identified all risk factors in a REAL score that were related to the prediction of anastomotic leaking after rectal cancer surgery.
Methods: Cross - sectional descriptive studies were used in our study to 112 rectal cancer patients’records who were operated by transabdominal resection method in Thong Nhat hospital the period from 1/2016 to 12/2021. Wea dded information in each record to REAL score (http://www.real-score.org) and starting assessment.
Results: Thong Nhat Hospital provided individual data on 112 patients. With a threshold value of the receiver operating characteristics (ROC) curve corresponding to 0.3124 in the training set, the area under the ROC curve (AUC) was 0.9537 (p < 0.0001). Sensitivity and specifcity of the model’s probability > 0.3124 to identify anastomotic leak were 100% and 86.67%, respectively. Moreover, our study found out some related risk factors in REAL score to the prediction of anastomotic leaking after rectal cancer surgery, including, interval from Neoadjuvant therapy to surgery, smoking, previous abdominal surgery, ASA, TNM classifcation stage, anastomotic distance and Short Course Radiotherapy.
Conclusions: This calculation based on preoperative risk factors may assist surgeons in decision making. However, there are some difficulties in our study like the limited number of anastomotic leaked patients, and this study just represent patients in Thong Nhat hospital. Therefore, we have to assess this calculation widely in other hospitals in Vietnam.