Yếu tố liên quan với nguyện vọng chăm sóc cuối đời của người cao tuổi bệnh ung thư giai đoạn IV tại Khoa lão – Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Author:

Nguyen Ngoc Tien

Abstract

TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chăm sóc cuối đời cần tôn trọng nguyện vọng, giá trị của người bệnh cũng như gia đình họ. Hiểu được những nguyện vọng của người bệnh trong chăm sóc cuối đời là vô cùng quan trọng trong lập kế hoạch chăm sóc cuối đời tốt. Tuy vậy, nguyện vọng chăm sóc cuối đời của người cao tuổi bệnh ung thư chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta. Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố liên quan đến nguyện vọng trong chăm sóc cuối đời của người cao tuổi bệnh ung thư giai đoạn IV, tại khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành trên 109 người cao tuổi (≥ 60 tuổi) bệnh ung thư giai đoạn IV, điều trị nội trú tại khoa Lão - Chăm sóc giảm nhẹ, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 01/12/2020 đến 01/05/2021. Chúng tôi thu thập các đặc điểm về dân số, xã hội, bệnh lý học, nguyện vọng và các yếu tố liên quan trong chăm sóc cuối đời. Kết quả: Với nguyện vọng chăm sóc cuối đời, nhóm kinh tế dư dả, hơn 50% muốn truyền thêm dinh dưỡng (p = 0,014). Nhóm có hiểu biết bệnh, tiên lượng trầm trọng, 56,7% xu hướng từ chối nguyện vọng này (p = 0,034). Với nguyện vọng hồi sinh tim phổi, nhóm kinh tế dư dả, 68,8% có xu hướng từ chối nguyện vọng này (p = 0,004). Về nơi tử vong mong muốn, BMI, ADL liên quan có ý nghĩa thống kê, nhóm thiếu cân, tình trạng hoạt động chức năng cơ bản thấp mong muốn tử vong ở nhà hơn (p = 0,025, p = 0,018). Kết luận: Tình trạng tài chánh, sự hiểu biết mức trầm trọng của bệnh, thiếu cân, tình trạng hoạt động chức năng cơ bản thấp liên quan có ý nghĩa thống kê với nguyện vọng chăm sóc cuối đời. Nhân viên y tế cần hiểu rõ tình trạng kinh tế, cải thiện sự hiểu biết về diễn tiến bệnh trầm trọng của người bệnh trong thảo luận và lập kế hoạch chăm sóc cuối đời tốt. ABSTRACT ASSESSMENT OF END-OF-LIFE CARE PREFERENCES AMONG OLDER ADULTS WITH STAGE IV CANCER AT GERIATRICS AND PALLIATIVE CARE DEPARTMENT, UNIVERSITY MEDICAL CENTER AT HO CHI MINH CITY Background: End - of - life care planning needs to respect the preferences and values of patients and their families. Therefore, enhancing the understanding of the patients concerns in end - of - life care and the knowledge about the patients’ disease, trajectory of the disease, and prognosis are critical in discussing end - of - life care plan. However, the knowledge of older cancer patients about the trajectory of the disease and their preferences have not been well explored in our country. Objectives: This study aims to assess the knowledge of diseases and explore the factors relating to the preferences of the older adults with diagnosis of stage IV cancer at Geriatrics and Palliative care department in University Medical Center at Ho Chi Minh city (UMC). Methods: A descriptive cross - sectional study was conducted in 109 older inpatients (≥ 60 years old) with diagnosis of stage IV cancer, at Geriatrics and Palliative care department in UMC, from 01/12/2020 to 01/05/2021. Data on demographic, social and clinical aspects were collected. The patients were asked about their knowledge of the diseases, the trajectory of the disease, the prognosis and their preferences at the end - of - life. Results: With the preferences for end - of - life care, more than 50% of the group with more well - off economic status wanted to have parenteral nutrition support (p = 0.014). The group with knowledge of the disease, with severe prognosis, 56.7% refused this preference (p = 0.034). With the preference for cardiopulmonary resuscitation, the well - off group, 68.8% tended to refuse this preference (p = 0.004). Regarding the desired place of death, BMI, ADL were statistically significant; the underweight group, low baseline functional status were more desirable to die at home (p = 0.025, p = 0.018). Conclusions: Financial status, knowledge of disease severity, being underweight, and having low baseline functional status were significantly associated with desire for end of life care. Health care workers need to understand economic status, improve understanding of the patient’s serious illness in discussion and planning of good end - of - life care.

Publisher

Hue Central Hospital

Subject

General Medicine

Cited by 1 articles. 订阅此论文施引文献 订阅此论文施引文献,注册后可以免费订阅5篇论文的施引文献,订阅后可以查看论文全部施引文献

同舟云学术

1.学者识别学者识别

2.学术分析学术分析

3.人才评估人才评估

"同舟云学术"是以全球学者为主线,采集、加工和组织学术论文而形成的新型学术文献查询和分析系统,可以对全球学者进行文献检索和人才价值评估。用户可以通过关注某些学科领域的顶尖人物而持续追踪该领域的学科进展和研究前沿。经过近期的数据扩容,当前同舟云学术共收录了国内外主流学术期刊6万余种,收集的期刊论文及会议论文总量共计约1.5亿篇,并以每天添加12000余篇中外论文的速度递增。我们也可以为用户提供个性化、定制化的学者数据。欢迎来电咨询!咨询电话:010-8811{复制后删除}0370

www.globalauthorid.com

TOP

Copyright © 2019-2024 北京同舟云网络信息技术有限公司
京公网安备11010802033243号  京ICP备18003416号-3