Abstract
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá bước đầu tính khả thi và hiệu quả trong quá trình ghép tế bào gốc tự thân trên bệnh nhân đa u tủy xương.
Đối tượng, phương pháp: 4 bệnh nhân đa u tủy xương được điều trị 4 chu kỳ theo phác đồ VTD (Velcade, Thalidomid, Dexamethasone) sau đó hóa trị liều cao với melphalan và ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt trường hợp.
Kết quả: 04 bệnh nhân có độ tuổi từ 54 - 61 tuổi, đều thuộc nhóm đa u tủy xương thể IgG, có nguy cơ trung bình - cao, giai đoạn II - III. Sau 4 đợt điều trị với phác đồ VTD có 1/4 bệnh nhân đạt lui bệnh một phần, 3/4 bệnh nhân đạt lui bệnh một phần rất tốt. Thể tích túi tế bào gốc thu được trung bình là 722 ± 53,2ml. Liều tế bào gốc CD34+ truyền cho bệnh nhân trung bình là 8,0 ± 2,8 (x106/kg). Thời gian hồi phục bạch cầu trung tính trung bình là 11,3 ± 1,3 ngày, trong đó số lượng bạch cầu trung tính giảm thấp nhất trung bình là 0,02 ± 0,01 G/L. Thời gian hồi phục tiểu cầu trung bình là 10 ± 1,6 ngày; trong đó số lượng tiểu cầu giảm thấp nhất trung bình là 19,5 ± 9,7 G/L. Thời gian sử dụng G-CSF trung bình là 7,8 ± 1,3. Cả 04 bệnh nhân đều cần truyền tiểu cầu trong quá trình điều trị sau ghép. 4/4 bệnh nhân đều sử dụng thuốc eltrombopag. Thời gian cách ly trung bình là 14 ± 2,2 ngày, ngắn nhất là 11 ngày, dài nhất là 15 ngày. Biến chứng gặp nhiều nhất ở bệnh nhân trong quá trình ghép là buồn nôn, nôn (4/4), tiêu chảy (3/4) và sốt giảm bạch cầu trung tính (3/4). Cả 04 bệnh nhân đều có sử dụng kháng sinh tĩnh mạch, một bệnh nhân cần dùng thuốc kháng nấm trong 12 ngày. Đánh giá sau ghép tế bào gốc tạo máu tự thân 3 tháng, tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều đạt lui bệnh hoàn toàn.
Kết luận: Phác đồ VTD phối hợp với melphalan liều cao và ghép tế bào gốc tạo máu tự thân là tương đối an toàn và bước đầu cho thấy hiệu quả tốt trong điều trị bệnh đa u tủy xương.
REPORT ON AUTOLOGOUS HEMATOPOIETIC STEM CELL TRANSPLANTATION IN MULTIPLE MYELOMA PATIENTS AT HUE CENTRAL HOSPITAL
Objective: Initial assessment of the feasibility and effectiveness of autologous stem cell transplantation in multiple myeloma patients
Methods: Descriptive case series. Four multiple myeloma patients were treated with 4 cycles of VTD regimen (Velcade, Thalidomid, Dexamethasone) followed by high - dose chemotherapy with melphalan and autologous hematopoietic stem cell transplantation.
Results: Four patients were in the age group of 54 - 61, classified as IgG subtype, with medium to high risk, in stages II - III. One - quarter achieved partial remission, while three - quarters achieved very good partial remission. The average volume of harvested stem cells was 722 ± 53.2ml. The average CD34+ stem cell dose infused was 8.0 ± 2.8 (x106/kg). The median time to neutrophil engraftment was 11.3 ± 1.3 days, with the lowest neutrophil count: 0.02 ± 0.01 G/L. The median time to platelet engraftment was 10 ± 1.6 days, with the lowest platelet count: 19.5 ± 9.7 G/L. The average duration of G-CSF usage was 7.8 ± 1.3 days. All four patients required platelet transfusions were under posttransplant. All patients received eltrombopag. The average isolation period was 14 ± 2.2 days, ranging from 11 to 15 days. The most common complications during transplantation were nausea, vomiting (4/4), diarrhea (3/4), and febrile neutropenia (3/4). All four patients used intravenous antibiotics, one patient was required with antifungal treatment for 12 days. Evaluation after 3 months of autologous hematopoietic stem cell transplantation, all patients in the stydy achieved complete remission.
Conclusion: The VTD regimen combined with high dose melphalan and autologous hematopoietic stem cell transplantation is relatively safe and initially shows good effectiveness in the treatment of multiple myeloma.