Abstract
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tắc nghẽn đường niệu là một bệnh cảnh lâm sàng thường gặp, có thể tiến triển nặng dẫn đến shock nhiễm trùng, thậm chí tử vong. Giảm áp đường niệu bằng dẫn lưu thận qua sonde JJ ngược dòng dưới hướng dẫn của nội soi bàng quang là phương pháp xử trí phổ biến, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, thủ thuật này có thể thất bại trong một số trường hợp khó như tổn thương ác tính xâm lấn lỗ niệu quản hay sỏi niệu quản kích thước lớn, bám chặt. Dẫn lưu thận qua da (Percutaneous Nephrostomy) là một giải pháp thay thế hiệu quả khi JJ ngược dòng thất bại. Nhược điểm của PCN là nguy cơ nhiễm trùng dẫn lưu, dò nước tiểu và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặt sonde JJ niệu quản xuôi dòng qua da là một bước tiếp theo của PCN, vừa có ưu điểm của JJ kinh điển vừa hạn chế được nhược điểm của PCN. Mục tiêu của bài là đánh giá kết quả bước đầu của kỹ thuật đặt sonde JJ niệu quản xuôi dòng qua da tại Bệnh viện trường Đại học Y - Dược Huế.
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên 05 bệnh nhân có tắc nghẽn đường niệu được đặt JJ xuôi dòng từ 8/2019 - 8/2022 tại Bệnh viên trường Đại học Y Dược Huế. Đặt JJ xuôi dòng qua da được chỉ định khi JJ ngược dòng thất bại và bệnh nhân chưa có biểu hiện shock nhiễm trùng trên lâm sàng. Bệnh nhân được gây tê tại chỗ, tiếp cận từ đài dưới dưới hướng dẫn của siêu âm. Các bước tiếp theo tương tự kỹ thuật PCN kinh điển. Dây dẫn 0.035” được luồn qua chỗ tắc vào bàng quang, sau đó được thay bằng dây dẫn cứng. Có thể nong chỗ hẹp thành bàng quang bằng bóng áp lực thấp nếu cần thiết. Thành công về kỹ thuật được định nghĩa là đặt được JJ (cỡ 7F, dài 20cm) vào đường dẫn niệu, đầu trên cố định ở bể thận, đầu dưới trong lòng bàng quang. Thành công về lâm sàng là bệnh nhân ra viện ổn định.
Kết quả: Có 5 bệnh nhân (nam/nữ 1/4, tuổi từ 49 - 76) được đặt tổng cộng 8 sonde JJ xuôi dòng qua da.Tất cả bệnh nhân đều có tăng creatinin máu trước can thiệp và có thận ứ nước độ I - II trên CLVT. Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 100%. Có 2 bệnh nhân tắc nghẽn đường dẫn niệu do sỏi niệu quản (JJ xuôi dòng 1 bên) và 3 bệnh nhân tắc nghẽn do nguyên nhân ác tính (JJ xuôi dòng 2 bên). Không có biến chứng được ghi nhận trong và sau thủ thuật. Tại thời điểm ra viện, tất cả bệnh nhân đều có tình trạng ổn định.
Kết luận: Đặt sonde JJ xuôi dòng qua da là một giải pháp hỗ trợ an toàn và hiệu quả trong việc dẫn lưu giảm áp đường niệu khi đặt sonde JJ ngược dòng thất bại.
ABSTRACT
PERCUTANOUS ANTERGRADE DOUBLE - J STENT PLACEMENT FOR THE MANAGEMENT OF URINARY TRACT OBSTRUCTION
Introduction:Urinary tract obstruction is a common clinical entity which can progress to acute pyelonephritis and even life - threatening septic shock. Retrograde drainage using JJ catheter placement has been traditionally a standard treatment. However, this procedure might be challenging or even failure due to malignant obstruction or large compacted ureteral stones. Percutaneous nephrostomy (PCN) and pigtail drainage catheter insertion is a safe and effective alternative to failed retrograde JJ stent. The shortcomings of PCN are risk of infection, urine leakage and inconvenience given the existence of an external drainage catheter. Antegrade JJ insertion is an advanced step of PCN which covers advantages of both classic retrograde JJ catheter and PCN. We aimed to evaluate the preliminary result of antegrade JJ stent insertion at Hue University of Medicine and Pharmacy hospital.
Methods: Data of 5 patients (male/female 1/4, age range 49 - 76 years) with urinary tract obstruction who underwent antegrade JJ stent insertion from 8/2019 - 8/2022 were retrospectively analyzed. Antegrade JJ stent placement was indicated after failed retrograde approach. Local anesthesia was applied in all cases and the procedures were performed under ultrasound and flouroscopic guidance with the use of the standard technique of PCN. A 0.035” hydrophilic wire was manipulated to cross the obstructed site to the bladder, then a stiff wire was exchanged. Predilation using a low - pressure balloon was performed, when necessary, followed by the insertion of a 7F JJ catheter, 20 cm in length. Technical success was defined as the correct positioning of the stent within the urinary tract. Clinical success was defined as the patients’ clinical status at discharge. The study endpoint was at discharge.
Results: 8 JJ stents were inserted antegradely in 5 patients. All patients had elevated serum creatinine and hydronephrosis grade I - II on CT urography. 2 patients had ureteral compacted stones, 1 had extensive bladder cancer, 1 had extensive prostatic cancer and 1 had progressive cervical cancer. Technical success rate was 100% without intra and post - procedural complications. All patients were stable at discharge and were scheduled for further treatment (operation or oncological therapy).
Conclusion: Percutaneous antegrade JJ stent placement is safe and effective for the management of urinary tract obstruction and can be considered a bailout procedure after failed retrograde attempt.