Abstract
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hút huyết khối thường quy trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên không đem lại lợi ích trên lâm sàng. Tuy nhiên, kết cục của hút huyết khối trên phân nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên có gánh nặng huyết khối lớn vẫn chưa được tìm hiểu. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết cục nội viện của các bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên có gánh nặng huyết khối lớn được thực hiện hút huyết khối khi can thiệp mạch vành thì đầu.
Phương pháp, đối tượng: Tiến cứu có can thiệp, các bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên có gánh nặng huyết khối lớn được hút huyết khối kết hợp can thiệp thì đầu
Kết quả: 147 bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên có gánh nặng huyết khối lớn được chia thành nhóm hút huyết khối + can thiệp (n = 71) và nhóm can thiệp thường quy (n = 76). Tỷ lệ giảm chênh của đoạn ST và chỉ số tưới máu cơ tim TMP = 3 trong nhóm hút huyết khối cao hơn nhóm nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Tử vong nội viện trong nhóm hút huyết khối thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (10,5% so với 1,4%; p = 0,034). Không có sự khác biệt về tỷ lệ đột quị giữa hai nhóm.
Kết luận: Hút huyết khối trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên có gánh nặng huyết khối lớn giúp giảm nguy cơ tử vong nội viện và cải thiện sự giảm chênh của đoạn ST và chỉ số tưới máu cơ tim ABSTRACT
USEFULNESS OF MANUAL THROMBUS ASPIRATION FOR PATIENTS UNDERGOING PRIMARY PCI FOR ACUTE STEMI WITH HIGH THROMBUS BURDEN
Background: Routine thrombus aspiration during primary PCI does not improve clinical outcomes. However, the outcomes of manual thrombus aspiration for patients undergoing primary PCI for acute STEMI with high thrombus burden is still unclear. This studyevaluatedthe in - hospitaloutcomes of using manual thrombus aspiration in STEMI patients undergoingprimary PC Iand showing high thrombusburden.
Method: An interventionprospective study was conducted on patients underwent primary pci for acute stemi with high thrombus burden.
Result: 147 STEMI patients with high thrombus burden in coronary angiography divides into thrombus aspiration and PCI (n = 71) or conventional PCI (n = 76). The STsegment resolution and TIMI myocardial perfusion grading (TMP = 3) were significant higher in the aspiration + PCI group compared with the conventional PCI group. In - hospital mortality rate was lower in the aspiration + PCI group compared with the conventional PCI group (10,5% versus 1,4%; p = 0,034). There was no significant differences in the incidence of stroke between two group.
Conclusions: Aspiration thrombectomy in STEMI patient with high thrombus burden improved in - hospital mortality, ST - segment resolution and TIMI myocardial perfusion grading.