Abstract
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Bệnh lý động mạch vành đặc biệt là hội chứng động mạch vành cấp tính vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Can thiệp ĐMV qua da ra đời là phương pháp điều trị hiện đại, được xem xét ưu tiên để tái thông động mạch vành giúp cải thiện đáng kể biến cố tử vong cho hội chứng mạch vành cấp. Thang điểm RISK-PCI là một thang điểm mới, dễ sử dụng và bao gồm nhiều yếu tố lâm sàng, thông số can thiệp có thể dự báo biến cố tim mạch chính và tử vong ở bệnh nhân hội chứng vành cấp sau can thiệp động mạch vành qua da. vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với 2 mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân hội chứng vành cấp được can thiệp động mạch vành qua da và Đánh giá thang điểm RISK-PCI trong dự báo biến cố tim mạch chính trong 12 tháng sau can thiệp ở bệnh nhân hội chứng vành cấp.
Đối tượng, phương pháp: Mô tả cắt ngang có theo dõi dọc ở 337 bệnh nhân hội chứng vành cấp được can thiệp động mạch vành qua da tại khoa Cấp cứu Tim mạch Can thiệp - bệnh viện Trung Ương Huế từ tháng 1/2021 - 12/2021 và theo dõi sau can thiệp 12 tháng.
Kết quả: Tuổi trung bình 68,19 ± 10,73, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 2/1. NMCT có ST chênh lên chiếm đa số với 56,4%, NMCT không ST chênh lên và ĐTNKÔĐ chiếm 27,3% và 16,3%. Tỉ lệ biến cố tim mạch chính (MACE) trong vòng 12 tháng sau can thiệp. là 3,6%. Diện tích dưới đường cong (AUC) của RISK PCI tiên đoán tử vong do mọi nguyên nhân trong HCMVC là 0,928, điểm cắt là 5,25, độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 75,1%. Đường biểu diễn Kaplan - Meier cho thấy khả năng sống còn tách biệt sớm và duy trì trong suốt 12 tháng theo dõi giữa phân độ nguy cơ rất cao và các phân độ khác của thang điểm RISK-PCI (p < 0,0001).
Kết luận: Sử dụng thang điểm RISK PCI để dự báo biến cố MACE sau 12 tháng theo dõi ở bệnh nhân HCVC được PCI có gía trị rất tốt (AUC = 0,928, 95% CI 0,878 - 0,978, p < 0,001). Những bệnh nhân có phân độ nguy cơ cao và rất cao là đối tượng có tiên lượng xấu, cần được lên kế hoạch điều trị nội khoa và phục hồi chức năng tối ưu, theo dõi sát và nên xem xét việc tái thông hoàn toàn trước khi xuất viện.
ABSTRACT
RISK-PCI SCORE ASSESSMENT IN PREDICTION OF MAJOR ADVERSE CARDIOVASCULAR EVENTS (MACE) PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROME AFTER PERCUTANEOUS CORONARY INTERVENTION
Introduction: Acute coronary syndrome (ACS) is still the leading cause of mortality worldwide. Percutaneous coronary intervention (PCI) was appeared as a modern treatment method, considered as a priority for coronary artery revascularization, which significantly improved mortality in patients with acute coronary syndrome. The RISKPCI score is a new, easy - to - use and includes many clinical factors and intervention parameters that can predict Major Adverse Cardiovascular Events (MACE) and mortality in patients with acute coronary syndromes after percutaneous coronary intervention. Therefore, we carried out this study with two objectives: To figure out the clinical and subclinical characteristics of patients with acute coronary syndrome undergoing percutaneous coronary intervention and to evaluate the RISK-PCI score in predicting Major Adverse Cardiovascular Events in 12 months post - intervention in patients with acute coronary syndrome.
Methods: Cross - sectional descriptive and prospective study in 337 acute coronary syndrome patients who received percutaneous coronary intervention at the Department of Emergency - Interventional Cardiology - Hue Central Hospital since January 2021 - December 2021 and follow - up 12 months after the intervention.
Results: The mean age was 68.19 ± 10.73, and the male/female ratio was approximately 2/1. ST - elevation Myocardial Infarction accounted for the majority with 56.4%, Non - ST - Elevation Myocardial Infarction and Unstable Angina made up 27.3% and 16.3%, respectively. The rate of MACE within 12 months after intervention was 3.6%. The Area under the curve (AUC) of the RISK PCI predicting all-cause mortality in ACS was 0.928, the cut - off point was 5.25, with the sensitivity of 100%, and the specificity of 75.1%. The Kaplan - Meier plot showed early and sustained survival separated during 12 months of follow-up between the very high - risk and other RISK-PCI scores (p < 0.0001). Conclusion: The RISK-PCI score in predicting MACE events after 12 months of follow - up in ACS patients undergoing PCI had a good value (AUC = 0.928, 95% CI 0.878 - 0.978, p < 0.001). High - and very - high - risk patients who had a poor prognosis and required optimal medical and rehabilitation treatment, close follow - up, and complete revascularization should be considered prior to being discharged from the hospital.