Affiliation:
1. Trường Đại học Tài chính - Marketing
Abstract
Nghiên cứu xem xét tác động của chính sách tài chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương của Việt Nam. Nhóm tác giả sử dụng mô hình FGLS đối với chuỗi dữ liệu bảng gồm các yếu tố: Thu nhập bình quân đầu người theo tháng, PAPI Tham nhũng, Dân số trong độ tuổi lao động, Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, và Tổng thu thuế tại các địa phương giai đoạn từ năm 2012-2021. Nghiên cứu đã cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm về những tác động cũa chính sách tài chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh lựa chọn Việt Nam. Sự phát triển về quy mô, hiệu quả hoạt động, mức độ ổn định của chính sách tài chính và tăng năng lực cạnh tranh tại các tỉnh thành của quốc gia sẽ quyết định mức độ tăng trưởng của nền kinh tế. Những phát hiện về ảnh hưởng của chính sách tài chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối việc hoạch định chính sách.
Publisher
National Economics University - Vietnam
Reference25 articles.
1. Acemoglu, D., García-Jimeno, C., & Robinson, J., ‘State Capacity and Economic Development: A Network Approach’, American Economic Review, 105 (2015) 8, 2364-2409. DOI: https://doi.org/10.1257/aer.20140044.
2. Arestis, P. (2015), ‘Coordination of fiscal with monetary and financial stability policies can better cure unemployment’, Review of Keynesian Economics, 3(2), 233–247.
3. Barro, R. J. (1990), ‘Government spending in a simple model of endogenous growth’, Journal of Political Economy, 98(2), 103-125.
4. Bokreta, K., & Benanaya, D. (2016), ‘The fiscal-monetary policy and economic growth in Algeria: VECM approach’, International Journal of Social, Behavioral, Educational, Economic, Business and Industrial Engineering, 10(9), 3084-3088. DOI: http://dx.doi.org/10.5281/ze-nodo.1126221.
5. Bratić, V. (2010), ‘Politika proračuna i proračunskog procesa: primjer Hrvatske’, Anali Hrvatskog politološkog društva, 07, 123-143.