Affiliation:
1. Trường Kinh tế và Quản lý công, Đại học Kinh tế Quốc dân
Abstract
Kiên Giang là tỉnh ven biển thường xuyên phải đối mặt với xâm nhập mặn. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các giải pháp công trình và phi công trình ứng phó với xâm nhập mặn của người nông dân. Từ khảo sát 213 hộ gia đình, giải pháp công trình phổ biến nhất gồm đắp, gia cố đê bao, nạo vét kênh mương; các giải pháp phi công trình gồm tìm hiểu thông tin về độ mặn, điều chỉnh lịch canh tác, thay đổi kỹ thuật canh tác. Mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy số lượng giải pháp công trình được áp dụng chịu ảnh hưởng bởi giới tính, diện tích canh tác và nhận thức về hiệu quả thích ứng của giải pháp. Với giải pháp phi công trình, yếu tố ảnh hưởng gồm trình độ học vấn, thu nhập, mô hình sản xuất, ảnh hưởng của xâm nhập mặn trước đây, nhận thức về hiệu quả thích ứng và nhận thức về khả năng thực hiện giải pháp. Kết quả cung cấp thông tin hữu ích để thực hiện các biện pháp thúc đẩy việc chủ động thích ứng với xâm nhập mặn ở Kiên Giang.
Publisher
National Economics University - Vietnam
Reference23 articles.
1. Asfaw, A., & Admassie, A. (2004), ‘The role of education on the adoption of chemical fertiliser under different socioeconomic environments in Ethiopia’, Agricultural Economics, 30(3), 215-228. DOI: https://doi.org/10.1016/j.agecon.2002.12.002
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), Kịch bản Biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội
3. Bubeck, P., Botzen, W. J., & Aerts, J. C. (2012), ‘A review of risk perceptions and other factors that influence flood mitigation behavior’, Risk Anal, 32(9), 1481-1495. DOI: 10.1111/j.1539-6924.2011.01783.x
4. Chương Phượng (2023), ‘Năm 2023: Đồng bằng sông Cửu Long thu hút khoảng 100 nghìn tỷ đồng đầu tư vào nông nghiệp’, Tạp chí điện tử VnEconomy, truy cập lần cuối ngày 16 tháng 5 năm 2024, từ .
5. Dasgupta, L. B. M. C., Wheeler D., Yan J.P. (2007), The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis, last retrieved on 16 May 2024, from .