Abstract
Trong thập kỷ vừa qua, xu hướng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và sự mất cân bằng tài khoản vãng lai là hai đặc điểm nổi bật của nền kinh tế toàn cầu. Sử dụng dữ liệu của các quốc gia thuộc Đông Nam Á (ASEAN) giai đoạn 2007-2019 và mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS), nghiên cứu này nhằm xác định sự tương quan giữa hai đặc điểm trên tại các quốc gia ASEAN. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc các quốc gia ASEAN tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ tác động đến sự cân bằng tài khoản vãng lai của các quốc gia đó. Cụ thể, nếu quốc gia tham gia vào liên kết xuôi của chuỗi giá trị, tài khoản vãng lai của quốc gia sẽ gia tăng đáng kể. Ngược lại, nếu vị trí của quốc gia trong chuỗi cung ứng là liên kết ngược, tài khoản vãng lai sẽ bị tác động tiêu cực. Để hạn chế sự mất cân bằng tài khoản vãng lại, chính phủ các quốc gia ASEAN cần thực thi các chính sách tăng cường liên kết xuôi và kiểm soát liên kết ngược.
Publisher
VNU University of Economics and Business
Reference20 articles.
1. Aizenman, J., & Sun, Y. (2010). Globalization and the sustainability of large current account imbalances: Size matters. Journal of Macroeconomics, 32(1), 35-44.
2. Blanchard, O., & Milesi-Ferretti, G.M. (2012). (Why) should current account balances be reduced?, IMF Economic Review, 60(1), 139–150. https://doi.org/10.1057/imfer.2012.2.
3. Bousnina, R., & Gabsi, F. B. (2022). Global value chain participation, institutional quality and current account imbalances in the MENA Region. Economic Research Forum (ERF), Working Paper No. 1556.
4. Brumm, J. et al. (2019). Global value chain participation and current account imbalances. Journal of International Money and Finance, 97, pp. 111–124.
5. Chaudhary, S. & Khoi, N. V. (2019). The position of Vietnam in the global value chain. Vietnam Journal of Social Sciences & Humanities, 5(3), 292-313.