BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TỪ CẢM TRONG TRẦM TÍCH TẦNG VĂN HÓA HANG C6-1 Ở CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU ĐẮK NÔNG
-
Published:2021-09-29
Issue:
Volume:
Page:119-134
-
ISSN:0866-787X
-
Container-title:Dalat University Journal of Science
-
language:
-
Short-container-title:DLU JOS
Author:
Lan Lưu Thị Phương,Hưng Lê Xuân,Brooks Ellwood Beresford,Thắng Nguyễn Chiến,Dung Nguyễn Thanh,Quyền Đào Văn,Thành Nguyễn Hà,Mai Nguyễn Thị,Minh Nguyễn Trung,Phúc La Thế
Abstract
Tham số từ cảm trong hang động đã trở thành một đai diện để đánh giá cổ khí hậu là do: Độ từ cảm trong các trầm tích được tạo ra bên ngoài hang chịu ảnh hưởng của quá trình hoạt động của thời tiết gây ra sự biến đổi thuộc tính từ của nó. Các trầm tích sau đó được đưa vào hang bằng nhiều cách và lắng đọng lại. Độ từ cảm trong cột địa tầng này sẽ mang thông tin về thời tiết khi nó hình thành. 185 mẫu từ cảm (mỗi mẫu cách nhau 1cm) được thu thập dọc theo chiều sâu 184 cm mặt cắt đã có các nghiên cứu về khảo cổ tại hang C6.1 Đăk Nông. Các phép đo từ cảm được tiến hành tại phòng Địa từ, viện Vật lý Địa cầu. Kết quả MS được phân chia thành 8 vùng từ, lần lượt là C6.1-1 đến C6.1-8. Trong đó vùng từ C6.1-1, C6.1-3, C6.1-5, C6.1-7 tương ứng với thời tiết lạnh khô, còn các vùng từ C6.1-2, C6.1-4, C6.1-6, C6.1-8 tương ứng với thời tiết ấm hơn. Phân tích Fourie số liệu từ cảm cho thấy có 3 dải chu kỳ có ý nghĩa với độ tin cậy MTM trên 95%. Dựa trên bộ số liệu tuổi tuyệt đối đo được (C14) chúng tôi ngoại suy và xác định được khoảng tuổi của mặt cắt nghiên cứu là 2.200 năm và 3 chu kỳ thời tiết đồng thời xảy ra trong giai đoạn này là: Kỳ 562 năm, 375 năm và 281 năm. Trong khoảng mặt cắt nghiên cứu giai đoạn 6,768 – 6,954 năm BP lượng mưa lớn đột ngôt gấp 5 đến 30 lần so với các khoảng thời gian khác
Publisher
Dalat University
Reference33 articles.
1. Dettinger, M. D., Ghil, M., Strong, C. M., Weibel, W., & Yiou, P. (1995). Software expedites singular-spectrum analysis of noisy time series. Eos Transactions of the American Geophysical Union, 76(2), 12-21. 2. Ellwood, B. B., Harrold, F. B., Benoist, S. L., Straus, L. G., Gonzalez Morales, M., Petruso, K. M., Bicho, N. F., Zilhao, J., & Soler, N. (2001). Paleoclimate and intersite correlation from Late Pleistocene/Holocene cave sites: Results from Southern Europe. Geoarchaeology, 16(4), 433-463. 3. Ellwood, B. B., Harrold, F. B., Benoist, S. L., Thacker, P., Otte, M., Bonjean, D., Long, G. L., Shahin, A. M., Hermann, R. P., & Grandjean, F. (2004). Magnetic susceptibility applied as an age-depth-climate relative dating technique using sediments from Scladina Cave, a late Pleistocene cave site in Belgium. Journal of Archaeological Science, 31(2), 283-293. 4. Ellwood, B. B., Hrouda, F., & Wagner, J. J. (1988). Symposia on magnetic fabrics. Physics of the Earth and Planetary Interiors, 51(4), 249-252. 5. Ellwood, B. B., Petruso, K. M., & Harrold, F. B. (1996). The utility of magnetic susceptibility for detecting paleoclimatic trends and as a stratigraphic correlation tool: An example from Konispol Cave sediments, SW Albania. Journal of Field Archaeology, 23, 263-271.
|
|