Mối quan hệ của các loài cây gỗ ưu thế trong rừng lá rộng thường xanh ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa

Author:

Mai Nguyễn Thị,Tám Phạm Anh,Triệu Lê Văn,Vân Đinh Thị Kim,Hà Nguyễn Mạnh,Trường Đỗ Văn,Hướng Bùi Văn,Vũ Mạnh ,Quý Nguyễn Văn

Abstract

Rừng nhiệt đới là hệ sinh thái trên cạn có sự đa dạng sinh học cao nhất. Tuy nhiên, hầu hết các khu rừng này đang bị suy thoái nghiêm trọng, làm suy yếu khả năng cung cấp các lợi ích sinh thái và kinh tế. Trồng làm giàu rừng là một cách tiếp cận quan trọng để phục hồi các khu rừng tự nhiên bị suy thoái. Tìm hiểu quy luật bố trí loài là điều kiện bắt buộc trong trồng rừng mới hoặc làm giàu rừng. Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa các loài cây ưu thế trong rừng lá rộng thường xanh thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa nhằm cung cấp thông tin cho việc bố trí loài cây để trồng mới hoặc làm giàu rừng ở những khu vực có sự tương đồng về khí hậu và lập địa so với khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy, mối quan hệ tổng thể giữa các loài thể hiện sự tương hỗ và có ý nghĩa về mặt thống kê, đồng nghĩa các lâm phần có cấu trúc tương đối ổn định và thành phần loài đang ở trạng thái cân bằng động. Ngoài ra, mối quan hệ loài theo cặp giữa các loài ưu thế đã được kiểm tra bằng kiểm định χ2, chỉ số DI và hệ số tương quan Spearman; mối quan hệ loài theo cặp biểu hiện sự tương hỗ đã được phát hiện. Mối quan hệ giữa các loài theo cặp trong nghiên cứu này cần phải được chú ý trong các kế hoạch quản lý và bảo tồn tài nguyên rừng ở khu vực nghiên cứu.

Publisher

Vietnam National University of Forestry

Reference30 articles.

1. . Đào Công Khánh & Đào Lê Huyền Trang (2021). Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam những cơ hội, thách thức và các giải pháp thúc đẩy. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. 1: 50-57.

2. . Phạm Thị Thiện, Đoàn Thị Thanh Hương & Trần Thu Phương (2022). Suy thoái hệ sinh thái toàn cầu và giải pháp phục hồi hệ sinh thái cho Việt Nam. Tạp chí khoa học biến đổi khí hậu. 22: 17-36.

3. . Nguyễn Xuân Dũng (2022). Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học hướng tới Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái. Tạp chí Môi trường. 8: 19-24.

4. . Puettmann K. J., Wilson S. M., Baker S. C., Donoso P. J., Drössler L., Amente G., Harvey B. D., Knoke T., Lu Y. & Nocentini S. (2015). Silvicultural alternatives to conventional even-aged forest management-what limits global adoption? Forest Ecosystems. 2: 1-16.

5. . Triệu Văn Hùng, Phạm Thu Thủy & Đào Linh Chi (2020). Báo cáo chuyên đề 209: Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006–2020 và đề xuất nội dung Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR). Bogor Barat, Indonesia.

同舟云学术

1.学者识别学者识别

2.学术分析学术分析

3.人才评估人才评估

"同舟云学术"是以全球学者为主线,采集、加工和组织学术论文而形成的新型学术文献查询和分析系统,可以对全球学者进行文献检索和人才价值评估。用户可以通过关注某些学科领域的顶尖人物而持续追踪该领域的学科进展和研究前沿。经过近期的数据扩容,当前同舟云学术共收录了国内外主流学术期刊6万余种,收集的期刊论文及会议论文总量共计约1.5亿篇,并以每天添加12000余篇中外论文的速度递增。我们也可以为用户提供个性化、定制化的学者数据。欢迎来电咨询!咨询电话:010-8811{复制后删除}0370

www.globalauthorid.com

TOP

Copyright © 2019-2024 北京同舟云网络信息技术有限公司
京公网安备11010802033243号  京ICP备18003416号-3