Nghiên cứu khả năng xử lý chất độc CS và sản phẩm thủy phân chất độc CS bằng phương pháp đề clo hóa kết hợp thiêu đốt có sử dụng xúc tác

Author:

Phùng Khắc Huy Chú ,Chu Thanh Phong ,Đinh Văn Thức ,Nguyễn Mạnh Hiếu ,Trần Văn Công,Hồ Minh Trung

Abstract

Nghiên cứu tìm ra công nghệ xử lý chất độc CS và sản phẩm thủy phân đang đặt ra hết sức cấp thiết. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu khả năng xử lý các chất độc nói trên bằng phương pháp đề clo hóa kết hợp thiêu đốt có sử dụng xúc tác. Chất độc CS và sản phẩm thủy phân được đề clo hóa bằng dung dịch KOH/PEG. Hiệu quả đề clo hóa phụ thuộc vào nhiệt độ, thời gian, mác PEG, tỉ lệ KOH/PEG. Khảo sát tại 70 oC, thời gian 3 h, tỉ lệ khối lượng KOH/PEG400 (30%, 50%) hiệu suất đề clo hóa CS và sản phẩm thủy phân đạt được lần lượt là 94,8% và 95,4%. Sản phẩm thủy phân trước và sau khi đề clo hóa được đốt trên lò đốt với sự có mặt của xúc tác sắt oxít Fe3O4 tỉ lệ 0,5% tại 600 oC đạt hiệu suất chuyển hóa CO2 lần lượt là 92,5% và 97,1%.

Publisher

Academy of Military Science and Technology

Reference12 articles.

1. [1]. Lâm Vĩnh Ánh, “Đề tài nghiên cứu tiêu hủy chất độc quân sự CS bằng phương pháp phân hủy nhiệt”, Bộ Quốc phòng, (1999).

2. [2]. Lâm Vĩnh Ánh, “Nghiên cứu xử lý một số hợp chất clo hữu cơ bằng xúc tác đồng oxit”, Luận án tiến sĩ hoá học, Viện khoa học và Công nghệ quân sự, Bộ Quốc phòng, (2010).

3. [3]. Lâm Vĩnh Ánh, Phạm Văn Âu, Trần Văn Công, “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải hấp chất da cam dioxin trong đất nhiễm bằng công nghệ giải hấp nhiệt kết hợp xúc tác oxi hóa nano Fe3O4.CaO”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ quân sự, Số 40, tr.133-139, (2015).

4. [4]. Nguyễn Văn Minh và cộng sự, “Đề tài quy trình công nghệ thu gom, xử lý chất độc CS tồn lưu sau chiến tranh”, Bộ Quốc phòng, (2002).

5. [5]. Cafissi, S. Beduschi, V. Balacco, B. Sacchin, “Chemical dechlorination of polychlorinated biphenyls from dielectric oils”, Environ Chem Lett, 5, pp.101-106, (2007).

同舟云学术

1.学者识别学者识别

2.学术分析学术分析

3.人才评估人才评估

"同舟云学术"是以全球学者为主线,采集、加工和组织学术论文而形成的新型学术文献查询和分析系统,可以对全球学者进行文献检索和人才价值评估。用户可以通过关注某些学科领域的顶尖人物而持续追踪该领域的学科进展和研究前沿。经过近期的数据扩容,当前同舟云学术共收录了国内外主流学术期刊6万余种,收集的期刊论文及会议论文总量共计约1.5亿篇,并以每天添加12000余篇中外论文的速度递增。我们也可以为用户提供个性化、定制化的学者数据。欢迎来电咨询!咨询电话:010-8811{复制后删除}0370

www.globalauthorid.com

TOP

Copyright © 2019-2024 北京同舟云网络信息技术有限公司
京公网安备11010802033243号  京ICP备18003416号-3