Abstract
Abstract
Introduction: In recent years, cancer in the oral cavity is a fairly common disease in Vietnam. The treatment of this pathology requires the coordination of many different specialties such as wide resection removal of the tumor, reconstructive surgery, radiotherapy ... Reconstruction of post-excision tumor in the oral cavity is always a challenge with the surgeon. The report aims for providing results and sharing the team’s experience in using free flap to cover gaps in the oral cavity after cancer removal.
Materials and Methods: Cross-sectional study on 21 patients who had surgery to wide resection cancers tumor in the oral cavity and been covered with free flap. Research randomly selected for age and gender. The results are evaluate the falp survival rate, the degree of coverage, function and aesthetics after surgery, the 5-year overallsurvivalrates.
Results: 21 patients had the ratio of male / female: 15/6; ages 39-62 years old. Pathologys results of 16/21 patients were squamous cell carcinoma; 3/21 is adenoma mucoepidermoid carcinoma, 2/21 mandibular osteosarcoma. The proportion of patients having chemotherapy before surgery is 4/21, radiation before surgery is 6/21. 100% flap survival rate is 19/21; Partial necrosis of the flap 2/21. 19/21 patients had radiation therapy after surgery. The 5 – years overall survival rate to the end of the study were 11/21.
Conclusions: Using free flap to cover the defect after cancer tumor remoaval in oral cavity is an optimal choice with many advantages: the ability to cover a wide defect so it can be cut broadly, preserving the maximum function of the oral, minimize morbidity at donor site. However, the surgery needs a team work of highly trained, multi-specialists coordination and modern equipment.
Keywords: Microsurgical flap, oral cavity cancer, squamous cell carcinoma.
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trong những năm gần đây, ung thư trong khoang miệng là bệnh lý thường gặp tại Việt Nam. Việc điều trị bệnh lý này yêu cầu phối hợp của nhiều chuyên khoa khác nhau như phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư rộng rãi, tạo hình che phủ, hóa xạ trị… Tạo hình che phủ sau cắt bỏ ung thư trong khoang miệng luôn là một thách thức với các phẫu thuật viên. Báo cáo nhằm đưa ra kết quả và chia sẻ những kinh nghiệm của nhóm nghiên cứu trong sử dụng vạt vi phẫu che phủ khuyết hổng trong khoang miệng sau cắt bỏ ung thư.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng trên 21 người bệnh được phẫu thuật cắt khối ung thư trong khoang miệng và che phủ khuyết hổng bằng vạt vi phẫu lấy ngẫu nhiên về độ tuổi và giới tính. Đánh giá kết quả theo tỷ lệ sống của vạt, mức độ che phủ, chức năng và thẩm mỹ sau phẫu thuật, tỷ lệ sống trên 05 năm của người bệnh.
Kết quả: 21 người bệnh có tỷ lệ nam/nữ : 15/6; độ tuổi từ 39 - 62 tuổi. Kết quả giải phẫu bệnh 16/21 người bệnh là ung thư biểu mô tế bào vảy; 3/21 là ung thư tuyến nước bọt phụ, 2/21 ung thư xương hàm dưới. Tỷ lệ người bệnh có điều trị hóa chất trước phẫu thuật là 4/21, xạ trị trước phẫu thuật là 6/21. Tỷ lệ sống vạt 100 % là 19/21; hoại tử một phần đầu xa của vạt 2/21. 19/21 người bệnh có xạ trị sau phẫu thuật. Tỷ lệ sống trên 5 năm đến thời điểm kết thúc nghiên cứu là 11/21.
Kết luận: Sử dụng vạt vi phẫu trong che phủ khuyết hổng sau cắt bỏ ung thư là một lựa chọn tối ưu do có nhiều ưu điểm: khả năng che phủ rộng nên có thể cắt u rộng rãi, giữ được chức năng tối đa nơi bị cắt bỏ khối u, di chứng nơi cho vạt là ít nhất. Tuy nhiên, kỹ thuật cần yêu cầu đội ngũ phẫu thuật viên đào tạo chuyên sâu, sự phối hợp đa chuyên khoa và trang thiết bị hiện đại.
Từ khóa:
Vạt vi phẫu, ung thư khoang miệng, ung thư biểu mô tế bào vảy.
Publisher
Vietnam Association for Surgery and Endolaparosurgery