Abstract
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trong các phương pháp phẫu thuật cắt thận để ghép thì phẫu thuật nội soi (PTNS) cổ điển là một trong những phương pháp ít xâm lấn tuy nhiên nó cũng bộc lộ những một số hạn chế trong một số tình huống như: người hiến có BMI cao, nhiều mạch máu... Từ tháng 05/2018, chúng tôi bắt đầu áp dụng phẫu thuật nội soi có sự hỗ trợ của robot trong lấy thận để ghép qua ngả phúc mạc.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, đánh giá các dữ liệu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước mổ, những vấn đề trong lúc phẫu thuật và sau phẫu thuật của 31 trường hợp nội soi cắt thận để ghép với hỗ trợ của Robot, từ tháng 5/2018 đến 12/2020, tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Các biến số ghi nhận gồm đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước mổ của người hiến; kết quả phẫu thuật gồm thời gian mổ, lượng máu mất, các biến chứng trong và sau mổ; thời gian hậu phẫu, thời gian rút các ống thông, chức năng thận của người hiến và chức năng người nhận ở giai đoạn sớm sau mổ 1 tháng.
Kết quả: Có 31 trường hợp (TH) phẫu thuật lấy thận ghép bằng Robot. Tuổi trung bình 47,5 ± 9,3 tuổi. BMI trung bình = 24 ± 2,1. Tỉ lệ lấy thận trái là 28/31 trường hợp. Thời gian mổ trung bình là 216 phút. Thời gian thiếu máu nóng trung bình là 4,9 ± 1,4 phút. Thời gian hậu phẫu của người hiến trung bình là 3,8 ngày. Đánh giá sau phẫu thuật: 30 TH không ghi nhận biến chứng, 1 trường hợp rò bạch huyết (điều trị nội khoa ổn); tất cả người bệnh có chức năng thận ổn định sau mổ với Creatinin xuất viện trung bình 1,02 mg/dL. Kết quả thận ghép ở người nhận: 100% thận ghép có nước tiểu tại bàn và chức năng thận hồi phục tốt trong thời gian hậu phẫu.
Kết luận: Qua 31 TH cắt thận để ghép có sự hỗ trợ của robot được thực hiện thành công tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tính an toàn và khả thi của kĩ thuật này. Sự can thiệp của robot đã hạn chế được các khuyết điểm của phẫu thuật nội soi kinh điển cắt thận để ghép do khả năng quan sát và không gian thao tác rộng. Với những kết quả bước đầu đầy triển vọng của phương pháp này sẽ thúc đẩy hơn nữa việc ứng dụng của phẫu thuật Robot trong tương lai.
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ robot, cắt thận để ghép.
Abstract
Introduction: Although there have been numerous reports demonstrating the safety and efficacy of laparoscopic transperitoneal nephrectomy (LTN), notwithstanding benifits, LTN has certain drawbacks, especially in the difficult cases including obesity donors, complex renal hilar... Since June 2018, we started robotic-assisted laparoscopic donor nephrectomy at our center.
Patients and Methods: Data were collected prospectively on 31 donors with robotic-assisted laparoscopic donor nephrectomy at Cho Ray hospital from May 2018 to December 2020. The donors were chosen by the Renal Transplantation Council of Cho Ray Hospital (donor national criteria). Patient demographics, radiology findings, surgery results, peri-operative complications, warm ischemia time, hospital stay and follow-up results were recorded.
Results: Of the 31 patients underwent Robotic-assisted laparoscopic donor nephrectomy, median operative time was 216 minutes. The mean age was 47.5 ± 9.3 years. The mean BMI was 24 ± 2.1. There were 28 left kidneys. Donor nephrectomy was performed successfully in all patients, without conversion to open surgery. No intraoperative complication neither mortality was seen. The average of the warm ischemic time was 4.9 ± 1.4 minutes. Postoperative hospital stay is 3.8. There was only one case postoperative complication (lymphatic leakage). All of case had results of test creatinin/serum was 1.02 mg/dL at discharge day. All transplanted kidneys produced large amounts of urine in the initial stage after transplantation. All recipients have good kidney function at one month after transplantation.
Conclusion: At Cho Ray hospital, 31 cases of robotic-assisted laparoscopic donor nephrectomy were performed successfully. The technique was safety, and feasible with a standard robotic system. Development of robotic-assisted laparoscopic donor nephrectomy has limited the old defects of laparoscopic donor nephrectomy due to the wider working space and visibility. With these promising initial results, this method will further promote the application of Robotic surgery in the laparoscopic donor nephrectomy.
Keywords: Living donor nephrectomy, robot-assisted laparoscopic surgery.
Publisher
Vietnam Association for Surgery and Endolaparosurgery