Affiliation:
1. Bệnh Viện trung ương Huế
Abstract
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đến nay, phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý thoát vị bẹn được thực hiện ngày càng nhiều trên lâm sàng, trong đó phẫu thuật nội soi hoàn toàn ngoài phúc mạc đã được sử dụng rộng rãi cùng một tấm lưới nhân tạo được cố định vào thành bụng trước. Tuy nhiên, sự cố định này là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng đau sau mổ và ngược lại sự di chuyển của tấm lưới nhân tạo phẳng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thoát vị tái phát. Việc sử dụng tấm lưới nhân tạo 3D (3DMAX Mesh/Bard-Davol) có thể tránh được những vấn đề này. Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá kết quả lâu dài của phương pháp phẫu thuật đặt tấm nhân tạo 3D ngoài phúc mạc qua ngã nội soi trong điều trị bệnh lý thoát vị bẹn trực tiếp.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu được thực hiện trên các người bệnh được chẩn đoán thoát vị bẹn trực tiếp và được điều trị phẫu thuật nội soi hoàn toàn ngoài phúc mạc (TEP) đặt tấm nhân tạo 3D (3D-Max - Davol) từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 12 năm 2018. Nghiên cứu đánh giá về các đặc điểm chung, đặc điểm phẫu thuật, biến chứng, thời gian nằm viện và đánh giá tái khám sau phẫu thuật sau 36 tháng.
Kết quả: Có 62 người bệnh (tổng số 67 trường hợp thoát vị trực tiếp) đã được phẫu thuật bằng phương pháp đặt tấm nhân tạo 3D ngoài phúc mạc bằng nội soi. Độ tuổi trung bình 54,7 ± 13,1 tuổi (nhỏ nhất 41 tuổi, lớn nhất 81 tuổi). 91,9% là thoát vị bẹn một bên. Đặc điểm phẫu thuật: thủng phúc mạc trong quá trình phẫu thuật chiếm tỷ lệ 4,5%, không có trường hợp nào tổn thương các mạch máu lớn trong phẫu thuật. Thời gian phẫu thuật trung bình là 47,2±11,9 phút (35-95 phút) đối với thoát vị bẹn một bên và 81,4±18,9 phút (65-120 phút) đối với thoát vị bẹn hai bên. Tái khám sau mổ: 3/67 (4,5%) trường hợp còn cảm giác đau khi tái khám vào tháng thứ 3, không có trường hợp tụ dịch ở vết mổ, không có trường hợp tái phát nào được ghi nhận lúc tái khám vào ở vết mổ, không có trường hợp tái phát nào được ghi nhận lúc tái khám vào tháng thứ 36.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi hoàn toàn ngoài phúc mạc với tấm nhân tạo 3D trong điều trị thoát vị bẹn trực tiếp có tính an toàn và hiệu quả cao. Kỹ thuật này có thể được áp dụng rộng rãi và nên được xem như là tiêu chuẩn vàng trong điều trị bệnh lý thoát vị bẹn.
Abstract
Introduction: Laparoscopic inguinal hernia repair is frequently performed using the mechanical fixation of a flat polypropylene mesh. This procedure is associated with pain issue and mesh migration that may occur without fixation of flat prothesis. An anatomically contoured mesh 3D-Max (3DMAX Mesh/Bard-Davol, France) using no fixation would prevent these problems. The objective of this study is to evaluate the effectiveness and safety of laparoscopic totally extraperitoneal (TEP) for inguinal hernia repair with nonfixation of three-dimensional mesh.
Material and Methods: A retrospective analysis of patients, admitted for direct inguinal hernia and operated by laparoscopic TEP with nonfixation of 3-D mesh, performed between June 2010 and December 2018. Data were collected regarding general characteristics, complications, length of hospital stay and the recurrence rates.
Results: 62 patients with 67 direct hernias underwent laparoscopic (TEP) to repair hernia with an average age of 54.7±13,1 years (range 41 – 81 years); peritoneal injury was noticed during dissection in 4.5%, there was no injury of the inferior epigastric vessels during dissection. Average operative time of unilateral hernia was 47.2±11.9 minutes (range 35 – 95 minutes). All patients in this series were followed, pain in 4.5% at 3 months after operation. There were no recurrences at 36 months postoperative follow up.
Conclusion: The laparoscopic (TEP) repair of inguinal hernia is safe and effective. It is considered as the gold standard technique in treatment of direct hernia.
Keyword: Inguinal hernia – Laparoscopic TEP, hernioplasty – laparoscopy.
Publisher
The Vietnam Association of Endolaparoscopic Surgeons
Reference16 articles.
1. 1. Alberto Luiz Meyer, Detlev Mauri Bellandi et al (2010), Laparoscopic totally extraperitoneal inguinal hernia repair: Nonfixation of three-dimentional mesh, Bras J. Video-sur, V3, N1, pp.19-23.
2. 2. Alberto Meyer, Jean-Louis Dulucq, Ahmad Mahajna (2013), Laparoscopic totally extraperitoneal hernioplasty with nonfixation of three-dimentional mesh - Dulucqs technique, ABCD Arq Bras Cir Dig, 26(1), pp.59-61.
3. 3. Arregui ME, Davis CJ, Yucel O, Nagan RF (1992), Laparoscopic mesh repair of inguinal hernia using a preperitoneal approach: a preliminary report, Surg Laparosc Endosc 2(1): 53-58.
4. 4. Bringman S, Ek A, Haglind E, Heikkinen T, Kald A, Kylberg F, Ramel S, Wallon C, Anderberg B (2001), Is a dissection balloon beneficial in totally extraperitoneal endoscopic hernioplasty? A randomized prospective multicenter study, Surg Endosc 15(3): 266-270.
5. 5. Cody A. Koch, Susan M. Greenlen et al (2006), Randomized prospective study of totally extraperitoneal inguinal hernia repair: fixation versus no fixation of mesh, Journal of the Society of Laparoscopic surgeons, 10, pp.457-460.