Affiliation:
1. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Cuba Đồng Hới
Abstract
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chấn thương tá tràng là tổn thương ít gặp trong chấn thương bụng kín và vết thương bụng (3-5%), tuy nhiên biến chứng và tử vong cao, nhất là khi xử trí thì đầu thất bại. Hiện nay điều trị chấn thương tá tràng còn là vấn đề còn nhiều tranh luận. Có nhiều phương pháp phẫu thuật được áp dụng. Trong đó phương pháp nối tá hỗng tràng mang lại kết quả tốt trong điều trị. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá độ an toàn, tính khả thi của phương pháp này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 6 trường hợp vỡ tá tràng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới từ tháng 10/2021 đến tháng 8/2022.
Kết quả: 6 trường hợp vỡ tá tràng do chấn thương bụng kín đều được điều trị phẫu thuật nối tá hỗng tràng, 2 trường có biến chứng (1 nhiễm trùng vết mổ, 1 tắc ruột), không có trường hợp nào tử vong. Có 5 trường hợp chấn thương tá tràng độ III theo phân độ của Hội Phẫu thuật Chấn thương Hoa Kỳ (AAST). Không có biến chứng rò hay bục miệng nối.
Kết luận: Chấn thương vỡ tá tràng độ II-III được phẫu thuật sớm trong vòng 24h bằng phương pháp nối tá hỗng tràng kết hợp giải áp có thể là phương pháp an toàn, khả thi và mang lại kết quả tốt trong điều trị vỡ tá tràng.
Từ khóa: vỡ tá tràng, vết thương tá tràng, nối tá hỗng tràng, chấn thương bụng kín, vỡ tạng rỗng
Abstract
Introduction: Duodenal injuries are rare in blunt and penetrating abdominal trauma (3-5%). However, complications and mortalities remain high, especially when primary management fails. Currently, the treatment of duodenal injury is still a controversial issue. There are many surgical methods applied. In which duodenojejunostomy has brought satisfactory outcomes. Therefore, we conduct this study to evaluate the safety and feasibility of this method.
Material and Methods: Descriptive cross-sectional study of 6 patients who had duodenal rupture due to blunt trauma from October 2021 to August 2022
Results: There were six cases of duodenal rupture due to blunt trauma, all were treated with duodenojejunostomy, and 2 cases had complications (one with surgical site infection and one with bowel obstruction). There was no mortality. Five cases were injured grade III according to the American Association for the Surgery of Trauma (AAST) classification. No post-operative complications of anastomosis were observed in this series.
Conclusions: Duodenojejunostomy with decompression procedure for grade II and III duodenal injuries, performed urgently within 24 hours, is safe, and feasible and well-tolerated.
Keywords: duodenal injuries, duodenojejunostomy, abdominal trauma, blunt trauma.
Publisher
Vietnam Association for Surgery and Endolaparosurgery