Abstract
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kết quả chức năng kém và lỏng vô trùng tăng lên khi thực hiện phẫu thuật thay khớp gối toàn phần (TKA) trên người bệnh (NB) loãng xương, nghiên cứu này đánh giá kết quả phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối có xi măng trên người bệnh có loãng xương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu 31 NB loãng xương có chỉ định thay khớp gối toàn phần. Các NB được phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối có xi măng từ 6/2016 đến 6/2022.
Kết quả: tuổi trung bình 71 (từ 55 đến 89 tuổi). Có 19,4% nam và 80,6% nữ. BMI trung bình 24,2. Tscore trung bình -3.38. Thời gian nằm viện trung bình: 14 ngày. Điểm KS trung bình trước mổ là 18,1. Điểm KS trung bình sau mổ là 82,8. Điểm KFS trung bình trước mổ là 30,2. Điểm KFS trung bình sau mổ là 79,2. 19,4% NB có viêm tấy vết mổ kéo dài. 3,2% NB gãy quanh chuôi trong mổ và 6,5% NB gãy quanh chuôi khớp nhân tạo sau mổ 10 tháng và 15 tháng
Kết luận: Phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối có xi măng trên NB có loãng xương cho kết quả khả quan, tuy nhiên hiện còn là thách thức do tỉ lệ biến chứng cao.
Từ khóa: thoái hóa khớp gối, thay khớp gối, loãng xương
Abstract
Background: Poor functional outcomes and aseptic loosening increase when total knee arthroplasty is performed on osteoporotic patients, this study evaluated the results of primary cemented total knee arthroplasty in severe osteoporotic patients.
Material and methods: Prospective study of 31 patients with osteoarthritis were indicated for total knee replacement. They underwent total knee arthroplasty with cement from June, 2016 to June, 2022.
Results: The mean age was 71 years old. There were 19,4% male and 80,6% female. Average BMI was 24.2. The average T-score was -3.38. The average hospital stay was 14 days. The mean preoperative KS score was 18.1 points. The mean KS score after surgery was 82.8 points. The mean preoperative KFS score was 30.2 points. The mean KFS score after surgery was 79.2 points. 19.4% of patients had persistent surgical wound inflammation. 3.2% of patients had intraoperative periprosthetic fracture and 6.5% of patients had periprosthetic fracture at 10 months and 15 months after surgery.
Conclusion: Cemented total knee replacement in patients with severe osteoporosis has good results, but is still challenging due to the high complication rate.
Key words: osteoarthritis, knee replacement/ knee arthroplasty, osteoporosis/ osteopenia
Publisher
Vietnam Association for Surgery and Endolaparosurgery