Abstract
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc (NSSPM) điều trị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản (BT-NQ) được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên vai trò của Lasix giúp phát hiện chính xác vị trí hẹp, nguyên nhân gây hẹp chưa được các tác giả nhắc tới. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục tiêu đánh giá vai trò của test Lasix trong khi thực hiện phẫu thuật nội soi SPM điều trị hẹp khúc nối BT-NQ (ureteropelvic junction obstruction - UPJO) tại khoa phẫu thuật Tiết niệu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu trên 11 người bệnh (NB) được mổ NSSPM điều trị hẹp khúc nối BT - NQ từ tháng 1/2016 đến tháng 8/2017 mà có cần thiết phải sử dụng Lasix trong mổ.
Kết quả: Nghiên cứu có 7/11 NB nam chiếm tỷ lệ 63,6% và nữ chiếm 36,4%. Độ tuổi trung bình là 32.4 ± 15.7 tuổi (17 - 57 tuổi). Can thiệp bên phải 5 NB và bên trái là 6 NB. Thời gian mổ trung bình: 95.42 ± 21.67 phút (55 - 130). Tiêm tĩnh mạch Lasix 1ống 20mg, thời gian chờ đợi tác dụng của lasix trung bình là 15phút (8 - 30 phút). Lượng máu mất trong mổ trung bình: 33.15 ml (10 - 90). Thời gian nằm viện trung bình: 3.8 ± 1.3 ngày (3 - 6). Có 10 trường hợp phát hiện hẹp khúc nối do nguyên nhân nội tại bên trong tại vị trí nối bể thận niệu quản cần phải cắt nối và tạo hình kèm theo đặt JJ, có 1 trường hợp do mạch máu nhỏ bất thường chèn ép sau khi cắt mạch bất thường không phải cắt nối NQ tạo hình. Giải phẫu bệnh (GPB) đoạn hẹp sau mổ ở 10 người bệnh cắt nối: 100% có viêm xơ hẹp đoạn khúc nối.
Kết luận: Test Lasix là cần thiết trong một số trường hợp nhất định, giúp cho phẫu thuật viên đánh giá chính xác vị trí hẹp, xác định nguyên nhân gây hẹp từ đó có thái độ xử trí phù hợp.
Abstract
Introduction: Retroperitoneal laparoscopic repair of ureteropelvic junction obstruction (UPJO) has been widely applied all over the world. However, role of Lasix test in detecting precisely position and cause of the stenosis not mentioned yet. Objective: Our study aims to assess the role of Lasix test while performing retroperitoneal laparoscopic surgery for UPJO at Urology Surgery Department of Viet Duc University Hospital.
Material and Methods: Descriptive study on 11 patients that were operated to repair UPJO by retroperitoneal laparoscopic approach from January 2016 to August 2017, in which Lasix test was required during operation. Results: Our group has 11 patients including 7 men that account for 63,6% and 4 women that account for 36,4%. The average age was 32.4 ± 15.7 years old (17-57). 5 patients had UPJO in the right and 6 patients in the left. Average operating time was 95.42 ± 21.67 minutes (55-130). Injection of 20mg Lasix was done during the operation with the average waiting time of 15 minutes (8-30). Mean blood loss during surgery was 33.15 ml (10-90). Average length of hospital stay was 3.8 ± 1.3 days (3-6). In 10 cases, UPJO were caused by intrinsic factors requiring pyeloplasty with JJ drainage. In 1 case, UPJO was due to an abnormal small blood vessel requiring ablation without pyeloplasty. Postoperative pathology in 10 patients with pyeloplasty showed 100% of fibrotic stenosis.
Conclusion: Lasix test is necessary in certain cases, allows surgeon to accurately evaluate position of the stenosis, to identify the cause and thus, to have the appropriate decision of what to do.
Keyword: Ureteropelvic Junction Obstruction, Retroperitoneal laparoscopic surgery, Lasix test
Publisher
The Vietnam Association of Endolaparoscopic Surgeons
Reference11 articles.
1. 1. Anderson JC, Hynes W (1949), Retrocaval ureter: a case diagnosed preoperatively and treated successfully by a plastic operation. Br J Urol; 21: 209-11.
2. 2. Davenport K, Minervini A, Timoney AG, Keeley FX Jr (2005), Our experience with retroperitoneal and transperitoneal laparoscopic pyeloplasty for pelvi-ureteric junction obstruction. Eur Urol; 48: 973- 977.
3. 3. Jacob JA et al (1979), Ureteropelvic junction obstruction in adults with previously normal pyelograms: a report of
4. 5 cases. J Urol; 121:242
5. 4. Janetschek G, Peschel R, Altarac S, Bartsch G (1996), Laparoscopic and retroperitoneoscopic repair of ureteropelvic junction obstruction. Urology; 47: 311–6.